MangYTe

Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hà Nội cấp 6.000 túi Thuốc cho F0 điều trị tại nhà

Ngày 7/12, Sở Y tế Hà Nội triển khai cấp 6.000 túi Thuốc A cho 30 quận/huyện/thị xã, mỗi nơi 200 túi để điều trị và chăm sóc F0 tại nhà.
Mục lục

Theo Hướng dẫn phân bổ Thuốc điều trị tại nhà đối với người nhiễm Covid-19, Sở Y tế phân bổ túi Thuốc A gồm 20 viên paracetamol 500 mg, 20 viên vitamin C 500 mg (hoặc multivitamin ), đến các đơn vị điều trị F0 tại nhà.

Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết thành phố có 98 F0 được điều trị tại nhà, chủ yếu ở Hoài Đức, Hà Đông. Hiện, 16 quận, huyện đã thu dung, điều trị F0 tại các trạm y tế lưu động, 14 quận huyện còn lại đang hoàn thiện phương án này. Trong đó 4 quận lõi là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Đống Đa cũng sẽ thu dung, điều trị F1, F0 thể nhẹ tại các trạm y tế lưu động, tại nhà, trong tuần này.

Trước đó, một số quận huyện đã chủ động phát túi Thuốc cho F0 tại nhà. Ông Trương Kỳ Phong (Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hà Đông) cho biết quận đang điều trị tại nhà cho 6 F0 ở hai gia đình. Các F0 được phát túi Thuốc điều trị theo triệu chứng, do trung tâm y tế chuẩn bị, như vitamin, Thuốc bổ, Thuốc hạ sốt, tăng đề kháng... Hồi tháng 11, quận là một trong những địa phương tiên phong cho người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ có thai và người dưới 18 tuổi (trẻ em) là F1 đủ điều kiện được cách ly tại nhà.

Tại quận Bắc Từ Liêm, ông Lưu Ngọc Hà (Chủ tịch UBND quận) cho biết quận cũng đã triển khai mô hình chăm sóc y tế tại nhà cho F0, F1, chuẩn bị xe máy và tủ Thuốc lưu động. Mỗi phường huy động từ 3 đến 5 xe máy và lực lượng y tế lưu động xuống tận nhà thăm khám, lấy mẫu xét nghiệm và tư vấn cho người bệnh. Quận phát túi Thuốc cho F0 điều trị tại nhà, với các loại Thuốc theo hướng dẫn của Sở Y tế.

"Khi F0 tăng cao, mô hình này phát huy vai trò, đáp ứng yêu cầu tại địa phương. Hiện, quận có hơn 50.000 hộ gia đình đủ điều kiện tổ chức cách ly F1 và điều trị F0 tại nhà", ông Hà nói. Ngoài ra, trạm y tế lưu động đầu tiên đặt ở trường mầm non Tây Tự B, phường Tây Tựu, thu dung, điều trị khoảng 300 F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ.

Theo hướng dẫn Sở Y tế Hà Nội ngày 2/12, túi Thuốc A là những Thuốc thông dụng, bao gồm Thuốc hạ sốt và Thuốc nâng cao thể trạng. Paracetamol 500 mg uống một viên khi sốt trên 38,5 độ C, lặp lại mỗi 4-6 giờ (nếu vẫn còn sốt). Ngoài ra, viên uống vitamin tổng hợp liều một viên lần/ngày; vitamin C uống sáng một viên, tối một viên.

Túi Thuốc B là Thuốc kháng viêm và Thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt. Người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 <96%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ. Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng một liều duy nhất trước khi chuyển viện. Các loại Thuốc và liều lượng: Dexamethasone 0,5 mg x 12 viên uống một lần, (12 viên tương đương 6 mg) hoặc methylprednisolone 16mg x 1 viên uống; rivaroxaban 10mg x 1 viên uống hoặc apixaban 2,5 mg x 1 viên uống hoặc dabigatran 220mg x 1 viên uống.

Với các Thuốc dùng cho nhóm B, Sở Y tế Hà Nội lưu ý, không sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người mắc một trong những bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu và các bệnh lý dễ gây chảy máu khác.

Túi Thuốc C là Thuốc kháng virus, gồm molnupiravir viên 200 mg hoặc viên 400 mg uống ngày 2 lần: sáng 800 mg, chiều 800 mg và uống 5 ngày liên tục; hoặc favipiravir viên 200 mg, ngày đầu 1600 mg/lần x 2 lần/ngày, các ngày sau uống 600 mg/lần x 2 lần/ngày, uống 7-14 ngày. Thuốc nhóm C cũng không sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú. Đây là Thuốc do Bộ Y tế cấp có điều kiện (người uống Thuốc phải ký giấy cam kết dùng Thuốc, trả lại khi không uống hết), không bán trên thị trường.

Nhân viên y tế phát Thuốc cho F0 theo nguyên tắc k đưa trực tiếp. Ảnh: Thảo Trần

Nhân viên y tế phát Thuốc cho F0 ở phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm theo nguyên tắc không đưa trực tiếp. Ảnh: Thảo Trần

Thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, ngày 6/12, Hà Nội có khoảng 5.116 F0 đang điều trị ở bệnh viện; 628 F0 điều trị tại các đơn vị thu dung, trạm y tế lưu động. Trong số bệnh nhân, 4.323 ca không triệu chứng hoặc nhẹ (chiếm 84,5%), hầu hết đều theo dõi tại bệnh viện hoặc các cơ sở thu dung. Bệnh nhân mức độ trung bình là 725 người; 60 ca nặng và nguy kịch; 68 người thở oxy mask, gọng kính; 4 người thở máy không xâm lấn; ba người thở máy xâm lấn và một người lọc máu. Không có bệnh nhân nào phải thở HFNC (thở oxy dòng cao) hay EMCO (thiết bị oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) - "vũ khí" hỗ trợ hô hấp cuối cùng cho trường hợp nguy kịch do Covid-19.

Số ca Covid-19 trên địa bàn liên tục tăng cao những ngày gần đây. Từ ngày 30/11 đến nay, mỗi ngày số ca đều vượt 400. Ngày 6/12, thành phố ghi nhận 724 ca, kỷ lục mới trong đợt dịch thứ 4. Tổng cộng từ ngày 29/4 đến nay, thành phố ghi nhận 13.946 ca trong đó số cộng đồng 5.492, số mắc đã được cách ly 8.454 ca.

Trong tình huống dịch diễn biến phức tạp, thành phố lên phương án huy động hệ thống y tế tư nhân, bác sĩ nghỉ hưu, học sinh sinh viên ngành y và cả nhân lực các bệnh viện Trung ương tham gia chống dịch.

Thùy An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/ha-noi-cap-6-000-tui-thuoc-cho-f0-dieu-tri-tai-nha-4399459.html)

Tin cùng nội dung

  • Nguyên nhân của tình trạng kháng kháng sinh
    Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Cách nào hạn chế dị ứng Thuốc?
    Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Có phải bị ho do Thuốc?
    Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Những trường hợp không nên dùng Thuốc aspirin
    Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Ai không được dùng Hydrocortison bôi ngoài da?
    Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Testosterone nội sinh – chìa khoá sức khoẻ của phái mạnh
    Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Cho con bú sữa mẹ ở ngày đầu chào đời
    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • tin nóng, Táo Quân, ngành y
    Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • 10 bệnh đừng vội tin “bác sĩ” Google
    Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Túi Thuốc bảo vệ sức khỏe mùa đông
    Túi Thuốc Đông y được chế tạo đơn giản bằng cách dùng vải mềm khâu thành túi với kích thước phù hợp, bỏ các dược liệu vào bên trong, khâu kín lại rồi đeo vào người, gối đầu, treo trong nhà hoặc phòng làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY