Quảng Ninh-Bệnh nhân nam, 33 tuổi, đau bụng không rõ nguyên nhân, đến Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí khám, phát hiện nhiễm giun lươn.
Bác sĩ bùi thúy hằng, khoa nội tiêu hóa bệnh viện, ngày 20/8 cho biết bệnh nhân bị đau vùng thượng vị dạ dày không rõ nguyên nhân. bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày - tá tràng, phát hiện một con giun lươn đang di chuyển rất nhanh kích thước khoảng 2x30 mm trong tá tràng. các bác sĩ đã tiến hành thủ thuật gắp con giun ra ngoài thành công.
Giun lươn là ký sinh trùng nguy hiểm nhất trong số các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa. Chúng có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể và dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng con người.
Thông thường, người có miễn dịch tốt nhiễm giun lươn thì không hoặc ít có triệu chứng. người bệnh suy giảm miễn dịch kèm nhiều bệnh lý nền nặng nề, giun lươn lập tức bùng phát tấn công cơ thể, dẫn đến hội chứng tăng nhiễm giun lươn (hyperinfection) và nhiều vi trùng mang theo gây nhiễm trùng nặng. người bệnh dễ Tu vong do biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp, suy đa tạng...
Để phòng tránh, bác sĩ khuyến cáo người dân cần lau chùi nhà cửa, nhà vệ sinh thường xuyên, có ý thức thực hiện vệ sinh thân thể tốt như rửa tay sạch trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đi làm về... Tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi, hạn chế ăn rau sống chưa rửa sạch, các món gỏi từ hải sản, thịt sống... Khi tiếp xúc với đất, với vật nuôi, người dân cần sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động như găng tay, giày dép chuyên dụng. Định kỳ hai lần một năm cần được tẩy giun, mỗi lần cách nhau 4-6 tháng.
Trường hợp tiêu chảy, đau bụng, xét nghiệm máu thấy thiếu máu nhẹ, phân có mùi hôi tanh... cần đến ngay các cơ sơ y tế chuyên khoa tiêu hóa để khám sớm và điều trị.
Thùy An