(HNMO) - Ngày 5-6, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) có thông tin về việc cung ứng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng. Dự kiến, tháng 7 tới, Việt Nam sẽ nhập khẩu thuốc điều trị ca bệnh tay chân miệng nặng.
(hnmo) - ngày 5-6, cục quản lý dược (bộ y tế) đã có văn bản thông tin về việc cung ứng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng. dự kiến, tháng 7 tới, việt nam sẽ nhập khẩu thuốc điều trị ca bệnh tay chân miệng nặng.
Theo đó, cục quản lý dược đã nhận được công văn của sở y tế thành phố hồ chí minh về việc hỗ trợ cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng (immunoglobulin, phenobarbital) khi tình hình dịch bệnh này diễn biến phức tạp.
Sau khi rà soát, Cục Quản lý dược thông tin về 2 loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng.
Cụ thể, đối với thuốc chứa Immunoglobulin, hiện nay có 13 thuốc chứa Immunoglobulin được cấp giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, theo báo cáo của các cơ sở nhập khẩu, thuốc Human normal immunoglobulin 100mg/ml do Công ty Zuellig Pharma Việt Nam nhập khẩu còn 2.344 hộp loại 250ml và 215 hộp loại 50ml. Dự kiến giữa tháng 8-2023, nhà sản xuất sẽ tiếp tục cung ứng cho Việt Nam 2.000 hộp loại 250ml.
Ngoài ra, với loại thuốc Immunoglobulin 5% do Công ty TNHH Thương mại dược phẩm Duy Anh nhập khẩu, hiện Bệnh viện Chợ Rẫy (thành phố Hồ Chí Minh) còn tồn 300 lọ. Dự kiến, cuối tháng 7-2023, nhà sản xuất sẽ cung ứng cho Việt Nam 5.000 - 6.000 lọ.
Đối với thuốc Phenobarbital, hiện có một loại thuốc này do Công ty cổ phần Dược Danapha sản xuất được cấp giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam.
Ngoài ra, Cục Quản lý dược đã cấp phép cho Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương CPC1 nhập khẩu thuốc Barbit là thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt. Theo báo cáo của công ty này, sẽ có 21.000 ống thuốc Phenobarbital 200mg/ml về Việt Nam vào đầu tháng 7-2023.
Để bảo đảm công tác cung ứng đủ thuốc cho điều trị, Cục Quản lý dược đề nghị Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh thực hiện xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ, mua sắm, tiếp nhận thuốc phù hợp với thực tế để sẵn sàng cung ứng đủ thuốc, đáp ứng công tác khám, chữa bệnh. Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh đóng trên địa bàn có nhu cầu sử dụng thuốc kịp thời, chủ động liên hệ với các cơ sở nhập khẩu để dự trù, đặt hàng, mua sắm và dự trữ thuốc theo đúng quy định.
Trước đó, như Báo Hànộimới đưa tin, theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 5 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 3 trường hợp tử vong tại Đắk Lắk, Kiên Giang và Long An.
So với cùng kỳ 2022, số ca mắc tay chân miệng giảm 28%, tử vong tăng 2 trường hợp; trong đó, ghi nhận số mắc cao nhất tại miền Nam với 6.204 ca; tiếp đến là miền Bắc có 2.007 ca, miền Trung có 656 ca và Tây Nguyên có 130 ca.
Kết quả giám sát vi sinh về tác nhân gây bệnh tay chân miệng năm 2023 đã ghi nhận gia tăng tỷ lệ các trường hợp dương tính enterovirus 71 (ev71) trong tổng số mẫu được xét nghiệm, từ 5,9% tuần 14 năm 2023 lên 19,2% tuần 20 năm 2023. sự xuất hiện của vi rút enterovirus 71 (ev71) có khả năng gây bệnh nặng ở một số trường hợp mắc bệnh.