MangYTe

Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thứ trưởng Bộ Y tế nói về tình hình sức khoẻ 23 bệnh nhân COVID-19 mới phát hiện

MangYTe - Trong số 23 bệnh nhân COVID-19 mới phát hiện, có bệnh nhân phải thở oxy, có người có biểu hiện viêm phổi nhưng các bác sĩ, các bệnh viện đã kiểm soát được tình hình.
Mục lục

Trao đổi với PV sáng 12/3, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, trong ngày hôm qua, các chuyên gia hàng đầu ở các lĩnh vực đã họp trực tuyến hội chẩn cho các mắc COVID-19 đang điều trị ở nhiều điểm cầu như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cơ sở 2, Đà Nẵng, Trung ương Huế, Chợ Rẫy, Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và từ đầu cầu Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán, điều trị COVID - 19.

Thứ trưởng đánh giá, thông qua cuộc hội chẩn đó, lãnh đạo tế đánh giá rất cao sự chuẩn bị của ban tổ chức, các chất lượng hình ảnh, báo cáo, xét nghiệm chụp chiếu cũng đã được đưa lên rõ ràng, thông qua đó các chuyên gia có ý kiến, tư vấn điều trị tốt hơn.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trực tiếp tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội) hội chẩn cùng các bác sĩ tại chỗ, kết nối nhiều điểm cầu. Ảnh: Lê Hảo

Hiện Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán, điều trị COVID - 19 đã kết nối được với các bệnh viện Trung ương, bệnh viện tỉnh, thực hiện công tác trao đổi thông tin, cập nhật các phác đồ điều trị mới, cũng như hội chẩn các trường hợp khó ở cơ sở y tế.

Theo Thứ trưởng, với những biện pháp quyết liệt của Chính phủ, của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, của ngành Y tế, đến nay chúng ta gần như kiểm soát được tương đối chặt chẽ tất cả trường hợp nghi ngờ và đã có những biện pháp cách ly từ F0 (người bị nhiễm) đến các đối tượng tiếp xúc gần F1, F2...

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn

"Chúng tôi đánh giá khả năng làm chủ tình hình, kiểm soát được tình hình của ngành Y tế nói riêng và của Ban chỉ đạo đã có hiệu quả" - Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khẳng định.

Riêng về vấn đề điều trị, Thứ trưởng cho biết đến hiện nay chưa có bệnh nhân phải thở máy, chưa có bệnh nhân phải hỗ trợ các biện pháp xâm lấn. Trong số 23 bệnh nhân mới phát hiện, đang điều trị, có bệnh nhân phải thở oxy, có bệnh nhân có biểu hiện viêm phổi nhưng các bác sĩ, các bệnh viện đã kiểm soát được tình hình. Phần lớn các bệnh nhân trong tình trạng diễn tiến tốt.

"Cho đến bây giờ chưa có Thu*c đặc hiệu, nhưng các Thu*c điều trị hỗ trợ, kháng sinh, Thu*c nâng đỡ, các bệnh viện đã được Bộ Y tế cung cấp theo chương trình chống dịch đầy đủ" - Thứ trưởng khẳng định.

Theo thông tin từ tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nơi đang điều trị cho 11 ca (5 người Hà Nội, 6 người nước ngoài được chuyển từ Quảng Ninh và Lào Cai đến), sức khoẻ các bệnh nhân đều được kiểm soát tốt, không có ca nào diễn biến nặng.

Với BN17, cô gái trẻ đã hết sốt được 3 ngày, tình trạng sức khoẻ ổn định, về tinh thần, tâm lý đã cải thiện nhiều. Riêng với ca bệnh này, tiểu ban đã quán triệt các bác sĩ trong bệnh viện khuyến cáo bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc điện thoại, mạng xã hội để tránh tiếp cận những thông tin không tốt, ảnh hưởng quá trình và hiệu quả điều trị.

Những tỉnh, thành ghi nhận ca mắc COVID-19 từ 6/3 đến nay:

1. Hà Nội: 5 ca người Việt, đang điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

2. Quảng Ninh: 4 ca người nước ngoài, đang điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2

3. Lào Cai: 2 ca người nước ngoài, đang điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2

4. Bình Thuận: 4 ca người Việt, đang điều trị ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận.

5. Đà Nẵng: 3 ca (2 người nước ngoài, 1 người Việt), đang điều trị ở Bệnh viện Đà Nẵng.

6. TP HCM: 1 ca người Việt, đang điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM.

7. Thừa Thiên - Huế: 1 ca người nước ngoài, hiện đang điều trị ở Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.

8. Ninh Bình: 1 ca người Việt, Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình.

9. Quảng Nam: 2 ca. Trong đó 1 ca điều trị ở Bệnh viện Bắc Quảng Nam, 1 ca điều trị ở Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2.

Võ Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/thu-truong-bo-y-te-noi-ve-tinh-hinh-suc-khoe-23-benh-nhan-covid-19-moi-phat-hien-20200312102637843.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế
    Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • 10 Sự kiện nổi bật của Ngành Y tế năm 2014
    Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Các xét nghiệm máu phát hiện viêm
    Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Tài liệu hồi phục sức khoẻ sau mổ tim hở
    Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn
    Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Chế độ dinh dưỡng và lối sống của những bệnh nhân ung thư
    Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Bảo hiểm y tế hộ gia đình Dân có chịu thiệt
    Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Sự ảnh hưởng của cảm xúc đến sức khoẻ
    Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Dinh dưỡng và sức khoẻ tinh thần
    Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng
    Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY