MangYTe

Răng hàm mặt hôm nay

Khoa Răng - Hàm - Mặt là một trong những phân ngành lớn và quan trọng của khối lâm sàng. Là một chuyên khoa phụ trách điều trị bệnh lý chuyên sâu và thẩm mỹ trên toàn bộ cấu trúc răng (răng, xương răng, tuỷ răng,...), hàm (vòm miệng, quai hàm, khớp hàm,...) và mặt (xương trán, xương gò má, xương thái dương,...). Khoa Răng - Hàm - Mặt có thể được phân loại thành các chuyên khoa chính, nhằm phục vụ các nhóm nhu cầu khám chữa của người bệnh như: Nha khoa Phục hình, Chấn thương chỉnh hình hàm mặt, Nha khoa tổng quát, Nha khoa Thẩm mỹ và Nội nha.

Những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng

Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Mục lục

Những thói quen ăn uống tốt">thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng

Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.

Chăm sóc răng và nướu

Sâu răng được tạo ra bởi lớp vi khuẩn mỏng thường gọi là mảng bám bao quanh răng. Khi ăn uống, mảng bám vi khuẩn này hấp thu đường và chuyển hoá thành acids (a-xít) có khả năng tấn công men răng. Khả năng bám dính của mảng bám vi khuẩn sẽ lưu giữ acids tiếp xúc với men răng một thời gian dài sau khi ăn hoặc uống. Nếu phải thường xuyên và liên tục tiếp xúc với các loại acids đó, men răng tới một lúc nào đó sẽ bị xuyên thủng và hình thành các ổ răng sâu.

Việc thường xuyên loại bỏ mảng bám quanh răng nói trên là rất quan trọng. Hãy chải răng 2 lần 1 ngày và vệ sinh kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc dụng cụ làm sạch kẽ răng 1 lần 1 ngày. Một khi mảng bám đã hình thành, chúng có thể gây phù nề và chảy máu nướu răng. Cuối cùng, mô mềm và mô cứng giữ răng tại chỗ có thể bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ bị mất răng.

Bạn nên đến nha sĩ định kỳ để được kiểm tra răng miệng toàn diện và vệ sinh răng miệng chu đáo.

Chế độ ăn và sức khoẻ răng miệng

Việc chú ý tới thói quen ăn uống có thể giảm bớt nguy cơ bị sâu răng. Việc thường xuyên uống các đồ uống có đường như soda (sô-đa), nước trái cây, nước thể thao (sport drinks), hay nước có hương liệu sẽ tạo môi trường gây sâu răng vì răng sẽ bị acids tấn công.

Việc để mắt tới lượng đường trong chế độ ăn cũng có thể giúp bạn giữ gìn răng miệng. Hầu hết các loại thức ăn đều chứa đường. Ví dụ, trái cây và rau củ chứa đường tự nhiên, trong khi các loại thức ăn khác đều được bổ sung đường. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ sâu răng do ăn quá nhiều đường bằng cách hạn chế các thực phẩm nhiều đường. Ngoài ra, nên ăn đồ ngọt trong bữa ăn chính hơn là ăn vặt. Nước bọt được tiết ra nhiều hơn trong bữa ăn chính so với khi ăn vặt. Chính nước bọt giúp giảm các loại acids gây sâu răng và tráng sạch các hạt thức ăn nhỏ trong miệng.

Việc nhai kẹo cao su cũng giúp kích thích tiết nước bọt, tăng thêm calcium (canxi) và phosphate (phophat) trong nước bọt để giúp củng cố men răng. Nhai kẹo cao su không đường trong vòng 20 phút sau bữa ăn giúp phòng chống sâu răng. Khi mua kẹo cao su không đường, bạn nên tham khảo xem trên đó có dấu chứng nhận của Hiệp hội Nha khoa Hoa kỳ (American Dental Association: ADA) hay không. Dấu chứng nhận này đảm bảo kẹo cao su đạt các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả do Hiệp hội đề ra.

Chế độ ăn cân đối

Chế độ ăn cân đối rất quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ tổng quát của bạn. Ủy ban Lương thực Hoa Kỳ (The United States Department of Agriculture (USDA)) khuyến khích chúng ta chọn thực phẩm gồm đủ thành phần theo các nhóm:

    Rau quả, đặc biệt là loại có màu xanh lục đậm và màu vàng cam;
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các khuyến nghị của Ủy ban Lương thực Hoa Kỳ và tìm những lời khuyên về cách sống lành mạnh trên website của Ủy ban. Trang web của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cung cấp thông tin phong phú về những cách bảo vệ sức khoẻ răng miệng. Hãy ghé thăm trang web của Hiệp hội tại www.ada.org .


Tài liệu tham khảo
http://www.ada.org/sections/scienceAndResearch/pdfs/forthedentalpatient_dec_2010.pdf

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-thoi-quen-an-uong-tot-cho-suc-khoe-va-rang-mieng-35.html)

Tin cùng nội dung

  • Ăn uống quá nóng có thể mắc bệnh ung thư thực quản
    Nhiều người có sở thích ăn đồ nóng vì cho rằng ăn “toát mồ hôi” mới khỏe, mới ngon. Nhưng ít người biết rằng thói quen này có thể khiến mình dễ bị mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Tài liệu hồi phục sức khoẻ sau mổ tim hở
    Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Xoay sở với những vấn đề ăn uống do phẫu thuật, xạ trị và hóa trị
    Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Ngày Tết, người bệnh mạn tính ăn uống thế nào cho tốt
    Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH - Ăn uống lành mạnh để khống chế huyết áp
    Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Sự ảnh hưởng của cảm xúc đến sức khoẻ
    Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Dinh dưỡng và sức khoẻ tinh thần
    Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai
    Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Sức khỏe răng miệng trong thai kỳ
    Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Chăm sóc răng miệng trong điều trị ung thư
    Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY