MangYTe

Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh viện K bị phong tỏa: Bệnh nhân và người nhà đều bình tĩnh, đoàn kết, lạc quan

MangYTe - Chúng tôi rất tự hào và may mắn vì đội ngũ cán bộ nhân viên y tế, người lao động toàn Bệnh viện và đặc biệt là người bệnh và người nhà đều bình tĩnh, đoàn kết, lạc quan, Phó Giám đốc Bệnh viện K chia sẻ.
Mục lục

Bệnh viện K bị phong tỏa: Bệnh nhân và người nhà đều bình tĩnh, đoàn kết, lạc quan - Ảnh 1.

Luôn trong thế chủ động

Như đã đưa tin, bệnh viện k (cả 3 cơ sở) sau khi phát hiện chùm ca bệnh mắc covid-19 đã tạm thời phải đóng cửa "nội bất xuất – ngoại bất nhập" vào 5h30 ngày 7/5 để chung tay phòng, chống dịch bệnh. hiện bệnh viện đang tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng vừa điều trị bệnh nhân vừa tăng cường các biện pháp chống dịch.

Ts.bs phạm văn bình (phó giám đốc bệnh viện k) cho biết, việc điều trị, động viên, chia sẻ và hỗ trợ người bệnh không chỉ diễn ra tại thời điểm tâm dịch như hiện nay. các bệnh nhân đang điều trị nội trú tại khoa vẫn sẽ được các bác sỹ theo dõi sức khỏe hàng ngày và tiếp tục điều trị nhưng vẫn phải đảm bảo tuyệt đối các giải pháp phòng chống dịch.

Bên cạnh đó các bác sỹ trong khoa cũng đã tạo lập nhóm riêng trên Zalo, Facebook để người bệnh thuận tiện trao đổi thông tin, hình ảnh và nhận được phản hồi, tư vấn sớm nhất của các bác sỹ.

Bệnh viện K bị phong tỏa: Bệnh nhân và người nhà đều bình tĩnh, đoàn kết, lạc quan - Ảnh 3.

Từ 5h30 ngày 7/5, bệnh viện k đồng loạt phong tỏa cả 3 cơ sở.

Theo phó giám đốc bệnh viện k, thời điểm hiện tại là giai đoạn khó khăn, thách thức với không chỉ riêng cán bộ y tế mà còn với hàng ngàn người bệnh ung thư và nhiều gia đình. tuy nhiên bệnh viện đã có kế hoạch sẵn sàng ứng phó khi ghi nhận trường hợp nhiễm covid-19 do đó dù bước đầu có một số vấn đề phát sinh như bố trí nhân lực, phân luồng cách ly, giải thích, động viên, thuyết phục người bệnh tại từng đơn vị, lấy mẫu và xét nghiệm cho hàng ngàn người trong thời gian ngắn...

"Chúng tôi rất ấm lòng vì nhận được sự chung tay chia sẻ của lãnh đạo Bộ Y tế, các cơ quan ban ngành, đoàn thể, các đơn vị, nhà hảo tâm cả nước chung tay đồng hành cùng Bệnh viện từ vật tư y tế, khẩu trang, găng tay, đồ bảo hộ, nhu yếu phẩm...", TS.BS Phạm Văn Bình nhấn mạnh.

Bình tĩnh, đoàn kết và lạc quan

Chia sẻ thêm về tâm lý của đội ngũ thầy Thu*c cũng như người bệnh, người nhà bệnh nhân đang trong bệnh viện, ts.bs phạm văn bình cho biết: "chúng tôi rất tự hào và may mắn vì đội ngũ cán bộ nhân viên y tế, người lao động toàn bệnh viện và đặc biệt là người bệnh và người nhà đều bình tĩnh, đoàn kết, lạc quan, động viên lẫn nhau thực hiện đúng chỉ đạo của bệnh viện và bộ y tế để khoanh vùng dập dịch. tất cả người bệnh đang cách ly tại bệnh viện k ở thời điểm này cùng người nhà đều rất yên tâm vì sự chủ động của bệnh viện trong việc hỗ trợ, chăm sóc cho họ. chủ trương của bệnh viện là thực hiện mục tiêu kép ‘vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch vừa đảm bảo hiệu quả điều trị’".

Bệnh viện K bị phong tỏa: Bệnh nhân và người nhà đều bình tĩnh, đoàn kết, lạc quan - Ảnh 4.

Người bệnh, người nhà bình tĩnh, lạc quan là động lực để các thầy Thu*c bệnh viện k làm tròn nhiệm vụ kép.

Ts.bs phạm văn bình nói: "dù đang trong tâm dịch thì sự an toàn, yên tâm của người bệnh vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu mà bệnh viện hướng tới. gia đình của tất cả người bệnh và người nhà đang được cách ly tại bệnh viện k đều được đảm bảo điều trị và chăm sóc trong điều kiện tốt nhất. bệnh viện k như trở thành ngôi nhà thứ hai với nhiều người bệnh ung thư, và với chúng tôi người bệnh là người thân…".

Bên cạnh đó, phó giám đốc bệnh viện k cũng có lời nhắn gửi đến tất cả người thân của nhân viên, cán bộ, người lao động đang làm việc tại bệnh viện để vừa chống dịch, vừa phục vụ bệnh nhân: "với chiến sỹ kiến cường của chúng tôi, phải dành sự cảm ơn và tự hào gửi đến tất cả hơn 1000 người đang trực tiếp thực hiện công tác chống dịch tại bệnh viện. họ vẫn cùng làm việc không ngừng nghỉ, không kể ngày đêm vì công việc chung, chúng ta hãy giữ vững và phát huy tinh thần này để chờ ngày chiến thắng".

Lê Bảo

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/benh-vien-k-bi-phong-toa-benh-nhan-va-nguoi-nha-deu-binh-tinh-doan-ket-lac-quan-20210510143138574.htm)

Tin cùng nội dung

  • Hơn 300 cán bộ y tế phục vụ Hội nghị IPU 132 Hà Nội
    Chiều 20/3 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã buổi tổng duyệt công tác y tế phục vụ Hội nghị Đại hội đồng liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU 132) sẽ được khai mạc vào ngày 28/3 tại Hà Nội
  • Lá thư Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến gửi một bệnh nhân ung thư
    Những điều Cháu viết trong thư cũng chính là những điều đang làm cho Cô và nhiều đồng nghiệp rất day dứt trên góc độ những nhà quản lý.
  • Thư gửi Bộ trưởng của một bệnh nhân ung thư
    Tôi tin là bộ trưởng đã vi hành đến các khoa ung bướu ở khắp đất nước và hiểu điều tôi nói. Sự bất công trong tiếp cận điều trị ung thư, thăm khám y tế luôn xảy ra ở nước nghèo, đang phát triển không chỉ ở Việt Nam. Nỗi đau và bi kịch xảy ra hàng giờ, hàng phút ...
  • TPHCM có dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ tại nhà cho bệnh nhân ung thư không?
    Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Táo bón ở bệnh nhân ung thư
    Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư
    Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Khô miệng ở bệnh nhân ung thư
    Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn
    Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Chế độ dinh dưỡng và lối sống của những bệnh nhân ung thư
    Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Vitamin và các chế phẩm bổ sung cho bệnh nhân ung thư
    Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY