MangYTe

Bé chào đời hôm nay

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có nghĩa sắp sinh phải không?

Gần đến ngày sinh những thay đổi của cơ thể đều khiến mẹ bầu lo lắng, vậy đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có phải “điềm báo” nguy hiểm hay không?
Mục lục

1. Vì sao mẹ bầu lại đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối?

Rất nhiều chị em khi mang thai tháng cuối đều ít nhiều trải nghiệm cảm giác đau bụng dưới và cảm thấy lo lắng.

Đa số phụ nữ đều bị đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối do sự lớn lên của thai nhi hoặc cũng có thể do một số nguyên nhân nguy hiểm khác gây ra.

Nguyên nhân chủ yếu do sự căng cơ và căng dây chằng. Lúc này cơ thể của mẹ bầu đã đạt trọng lượng lớn nhất, kích cỡ của bụng bầu cũng ở mức tối đa vì em bé đã phát triển như một em bé sơ sinh hoàn chỉnh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tử cung đang ngày càng nặng và lớn hơn. Phần dây chằng của khung xương chậu đang phải làm việc hết sức để nâng đỡ tử cung.

dau bung duoi khi mang thai thang cuoi co nghia sap sinh phai khong? - 1

Trọng lượng có thai nhi trong tháng cuối khá lớn sẽ chèn ép lên dây chằng và các cơ khiến mẹ bầu đau bụng dưới thường xuyên. (ảnh minh họa)

Ngoài ra, trong tháng cuối thai kỳ, đôi khi mẹ bầu sẽ có cảm giác đau bụng dưới do thai nhi gò. sự phát triển của em bé chèn ép lên tất cả các dây thần kinh, cơ, cũng như từng thớ thịt trong bụng mẹ. các mẹ bầu sẽ có cảm giác đau bụng dưới âm ỉ hoặc căng tức khiến cơ thể khó chịu và mệt mỏi.

Bên cạnh đó, các hormone thai kỳ cũng tác động mạnh mẽ đến các cơ của thai phụ làm chúng yếu hơn trước. chị em có thể thấy việc cử động và di chuyển của mình trở nên khó khăn, vụng về chứ không còn linh hoạt và chính xác như trước. cảm giác đau nhức cũng dồn nhiều xuống phần bụng dưới của thai phụ. đặc biệt là khi chị em đứng lâu một chỗ hoặc vận động mạnh, hoặc thay đổi tư thế một cách đột ngột thì cảm giác đau bụng dưới lại càng rõ rệt.

Một số trường hợp khác như mẹ bầu bị cảm lạnh, cúm nên ho nhiều cũng gây ra tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối.

2. Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có thực sự nguy hiểm không?

Trên thực tế, các bà bầu đều gặp phải hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối. chị em hoàn toàn có thể tự cảm nhận và xác định mức độ đau trước khi vào viện khám. nếu cơn đau xuất hiện sau khi bạn ho mạnh, mang vác đồ vật nặng, đột ngột cử động mạnh và nhanh chóng biến mất khi bạn dừng mọi hoạt động để nghỉ ngơi thì không có gì lo lắng.

dau bung duoi khi mang thai thang cuoi co nghia sap sinh phai khong? - 2

Mẹ bầu tập luyện yoga trong thai kỳ ít trải qua những cơn đau S*nh l* do thai và quá trình sinh nở cũng thuận lợi hơn. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau bụng dưới xuất hiện với tần suất liên tục, mức độ đau tăng dần, đặc biệt là khi bụng bầu gò cứng hơn 10 lần mỗi ngày thì mẹ bầu cần thận trọng. ngoài biểu hiện đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối, chị em có thể xem xét thêm việc có chảy máu hay không? có thể máu đi kèm dịch *m đ*o hoặc chảy máu khi đi vệ sinh.

Nếu tình trạng này xảy ra, khiến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi đang ở trong tình trạng dọa sảy thai, bong nhau thai, nhiễm trùng đường tiết niệu...

3. Hạn chế tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối bằng cách nào?

Có một số lưu ý quan trọng giúp các mẹ bầu hạn chế cơn đau gò bụng dưới trong tháng cuối thai kỳ như sau:

- hạn chế vận động mạnh, leo cầu thang, mang vác vật nặng trong 3 tháng cuối thai kỳ, những hành động này có thể tác động lên vùng cơ quanh bụng của bà bầu.

- Khi nằm hoặc ngồi, chị em nên chọn cho mình tư thế thoải mái nhất. Tốt nhất nên có điểm tựa để dựa, đứng lên hoặc ngồi xuống một cách từ từ.

- thường xuyên tập luyện thể thao giúp cơ thể dẻo dai, các mạch máu được lưu thông. bà bầu tập yoga là thích hợp hơn cả.

- kiêng quan hệ T*nh d*c trong tháng cuối thai kỳ vì chất prostaglandin trong tinh trùng sẽ kích thích tử cung co bóp gây ra hiện tượng chuyển dạ sớm.

- khám thai đều đặn theo lịch của bác sĩ yêu cầu, ít nhất là 1 tuần/ 1 lần trong tháng cuối hoặc khi nghi ngờ có dấu hiệu bất thường.

Theo Lan Hương (Tổng hợp) (Khám Phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/dau-bung-duoi-khi-mang-thai-thang-cuoi-co-nghia-sap-sinh-phai-khong-c85a355603.html)

Tin cùng nội dung

  • Thể dục khi mang thai: Cách để có sức khỏe tốt trong thai kỳ
    Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai
    Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai
    Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Quan hệ T*nh d*c trong khi mang thai
    Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều cần suy nghĩ tới trước khi mang thai
    Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Cần làm gì khi mang thai ngoài ý muốn
    Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối thai kỳ
    Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Chụp X quang có an toàn trong lúc mang thai?
    Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Đau bụng
    Đau bụng là triệu chứng về tiêu hoá thường gặp hằng ngày. Đau bụng thường không kéo dài và có nguyên nhân do nhiễm trùng ở đường tiêu hoá hay rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngoài ra đau bụng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.
  • Dinh dưỡng trong quá trình mang thai
    Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY