Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
Tại sao cần suy nghĩ kỹ trước khi mang thai?
Việc thụ thai xảy ra khoảng trước hai tuần của kỳ kinh tiếp theo. Như vậy là khi nhận ra việc có thai, có nghĩa là bạn đã mang thai khoảng trên 3 tuần. Cần biết thai nhi dễ bị tổn thương nhất trong giai đoạn từ 2 tới 8 tuần sau khi thụ thai, bởi đây là giai đoạn mà các cơ quan nội tạng(ví dụ như tim v.v.) bắt đầu được hình thành. Bất cứ thức ăn, đồ uống, Thu*c nào mà bạn sử dụng trong thời gian này cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Chính vì vậy mà ngay cả trước khi biết mình thực sự mang thai bạn nên có ý thức chăm sóc sức khỏe của cơ thể mình.
Khi nào tôi nên trao đổi với bác sĩ và việc mang thai?
Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về vấn đề này bất cứ khi nào, thậm trí ngay từ khi bạn có ý định có thai. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn uống, thói quen, lối sống hoặc bất cứ điều gì bạn quan tâm. Nếu được, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ 1 năm trước khi bạn muốn có thai. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe và hỏi bạn cũng như người cha tương lai của đứa trẻ tiền sử về bệnh tật. Như vậy, bạn cũng như người yêu của bạn sẽ có dịp cùng tư vấn với bác sĩ về tiền sử y khoa và các câu hỏi cần thiết.
Tôi nên ăn những thức ăn như thế nào khi mang thai?
Những thức ăn mà bạn ăn vào cũng là thức ăn của thai nhi. Những loại đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, nước soda, bánh ngọt v.v. không phải là thức ăn tốt đối với thai nhi. Nên đảm bảo cho cơ thể người mẹ có được nhiều chất vôi, vitamin B, dinh dưỡng và chất sắt. Hãy tham khảo với bác sĩ về những chất dinh dưỡng mà bạn cần và ăn uống như thế nào để để có được những chất dinh dưỡng cần thiết đó.
Nếu bạn là người ăn chay hoặc đang ăn kiêng để giảm cân, có thể bạn sẽ phải thay đổi ít nhiều. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống thêm các loại vitamin hoặc khoáng chất. Một vài loại thực phẩm chức năng này có thể có hại, ví dụ như vitamin A liều cao chẳng hạn.
Những điều cần lưu ý về acid folic
Trong khi mang thai, nếu người mẹ không có đủ acid folic thì có thể thai nhi sẽ có các bất thường nghiêm trọng về não hoặc cột sống. Điều quan trọng là cần phải cung cấp đủ lượng acid folic ngay cả
trước khi mang thai bởi vì các bất thường này có thể xảy ra rất sớm trong thai kỳ (chỉ từ 3 đến 4 tuần sau khi thụ thai). Một người phụ nữ có thai cần khoảng 0,4mg acid folic/ngày. Bạn có thể dùng loại vitamin tổng hợp hoặc ăn nhiều các loại rau màu xanh lá cây, các loại hoa quả như cam, dưa, chuối, sữa, các loại ngũ cốc và nội tạng (ví dụ như gan gà v.v.)
Vấn đề cân nặng khi mang thai thì sao?
Nếu quá nặng cân thì khi mang thai bạn có khả năng bạn sẽ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe, ví dụ như cao huyết áp hoặc đái tháo đường (tiểu đường). Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi hơn trong quá trình mang thai cũng như thời gian chuyển dạ có thể sẽ lâu hơn. Nếu có điều kiện, nên giảm cân trước khi định có thai.
Có nên tập thể dục trong thời gian mang thai hay không?
Nên tập. Cơ thể người mẹ càng mạnh khỏe bao nhiêu thì việc mang thai và sinh nở càng dễ dàng bấy nhiêu. Nhưng nếu bạn luyện tập quá sức thì lại làm ảnh hưởng tới việc mang thai. Một khi đã mang thai thì việc luyện tập quá sức sẽ trở nên nguy hiểm. Nếu bạn là người ít luyện tập thì hãy bắt đầu việc tập luyện từ lúc chưa mang thai. Khi đã bắt đầu mang thai thì có thể tiếp tục luyện tập nhẹ nhàng. Đi bộ hàng ngày là một hình thức luyện tập tốt. Hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra chương trình luyện tập phù hợp nhất đối với bạn.
Tôi có phải thay đổi một số thói quen trong thời gian mang thai hay không?
Hút Thu*c, uống rượu, bia hay sử dụng ma túy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của thai nhi, thậm trí có thể gây sẩy thai. Nếu bạn là người hút Thu*c, uống rượu, bia hay dùng ma túy, hãy nhờ sự trợ giúp của bác sĩ để bỏ những thứ này.
Hút Thu*c có thể gây sẩy thai, xuất huyết, sinh non hoặc trẻ nhẹ cân. Hút Thu*c cũng liên quan tới hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) - tức là hội chứng trẻ sơ sinh bị Tu vong đột ngột mà không có nguyên nhân rõ ràng. Con của những người hút Thu*c cũng có khả năng không đạt được kết quả cao khi kiểm tra chỉ số thông minh IQ và việc phát triển thể lực cũng chậm hơn.
: Uống rượu, bia trong khi mang thai có thể gây ra Hội chứng FAS, nghĩa là Hội chứng nghiện của thai nhi. Hội chứng FAS có thể khiến thai nhi bị dị dạng, kể cả dị dạng tâm thần, thể lực phát triển chậm, mặt dị dạng và đầu nhỏ v.v. Tuy nhiên cho tới nay, người ta chưa thể biết rõ được rằng một lượng rượu bia như thế nào sẽ gây ra hội chứng FAS, vì vậy tốt hơn cả là bạn nên bỏ rượu bia hoàn toàn trong thời gian mang thai.
: Việc sử dụng C*n sa, co-ca-in và các loại ma túy khác sẽ làm tăng khả năng bị sẩy thai, sinh non và dị tật bẩm sinh. Trẻ sơ sinh có thể bị nghiện với một vài loại ma túy mà người mẹ sử dụng trong thời gian mang thai và sẽ phải trải qua quá trình cai nghiện.
Tác hại của nhiệt độ đối với thai kỳ
Trong thai kỳ đầu tiên, ngâm người trong bồn nước nóng sẽ ảnh hưởng tới thai nhi. Một số nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cao, ví dụ do sốt, tắm bồn nước nóng v.v. trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra dị tật bẩm sinh.
Những đồ vật nào ở nhà và ở nơi làm việc có ảnh hưởng tới thai nhi?
Có một số đồ vật nhất định mà phụ nữ có thai nên tránh tiếp xúc. Đó là những đồ có phát xạ, các kim loại nặng, ví dụ như chì, đồng, thủy ngân, các-bon đi-xun-phua, a-xít, các loại Thu*c mê, Thu*c tê. Tuy nhiên, bức xạ của màn hình máy tính dường như không có hại.
Hãy trao đổi với bác si về môi trường ở nơi làm việc cũng như ở nhà để xác định được những đồ vật có hại. Nếu ở nơi làm việc có những đồ vật gây nguy hiểm, bạn nên mặc những quần áo hoặc trang thiết bị đặc biệt để bảo vệ thai nhi hoặc có thể đề nghị tạm thời chuyển sang bộ phận khác trong thời gian mang thai.
Mèo và hội chứng Toxoplasmosis (nhiễm ký sinh trùng)
Có thể bạn đã từng nghe nhiều người nói rằng khi mang thai thì không nên dọn dẹp phân cho mèo. Nguyên nhân là vì trong phân mèo có một loại ký sinh trùng có thể gây ra bệnh có tên gọi là Toxoplasmosis. Thông thường chứng bệnh này không ảnh hưởng tới trẻ em và người lớn, nhưng nó có thể gây dị dạng bẩm sinh như mù, và tổn thương não ở thai nhi. Ăn rau sống hoặc các loại thịt đỏ không nấu kỹ, hoặc tay bị dơ bẩn khi làm vườn nơi đất bị nhiễm trùng do có phân mèo v.v. cũng có thể bị hội chứng này.
Vậy tôi có thể uống Thu*c trong thời gian mang thai được không?
Bất kể loại Thu*c nào, Thu*c được bác sĩ kê đơn hay mua tại các cửa hàng dược phẩm, đều có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng các loại Thu*c này (kể cả Thu*c aspirin).
Nếu bạn cần phải uống Thu*c thường xuyên do có bệnh (ví dụ như tê thấp, động kinh, cường giáp hoặc bị chứng đau nửa đầu) thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm phương pháp điều trị hoặc ngăn ngừa bất cứ mối nguy hiểm nào trong quá trình mang thai.
Cần xét nghiệm gì trước khi tôi có thai?
Bạn có thể cần một số xét nghiệm để phát hiện xem nếu bạn có bệnh lý mà có thể gây nguy hiểm ho bạn hoặc em bé trong thai kỳ. Nhiều bệnh có thể được điều trị
trước khi mang thai để giúp ngăn ngừa các vấn đề cho bạn và em bé của bạn.
Nếu bạn không biết liệu bạn đã từng nhiễm rubella (còn gọi là sởi Đức) hoặc có chủng ngừa chưa thì xét nghiệm máu sẽ giúp trả lời bạn. Nhiễm rubella trong khi bạn đang mang thai rất có hại cho em bé. Bạn nên chủng ngừa rubella trước khi mang thai.
. Lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai, chlamydia và AIDS có thể làm cho bạn khó mang thai và cũng có thể gây hại cho em bé. Tốt nhất là các bệnh này được chẩn đoán và điều trị trước khi mang thai.
. Bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm một số xét nghiệm khác tùy thuộc vào nguy cơ bệnh lý khác của bạn (như thiếu máu hoặc viêm gan).
Nếu tôi có vấn đề sức khỏe gì?
Bệnh đái tháo đường, huyết áp cao hoặc các bệnh lý về mạch máu cần được chăm sóc kỹ trong thai kỳ. Thường dễ dàng hơn để điều trị và kiểm soát được các bệnh này trước khi bạn mang thai.
Con tôi sẽ có nguy cơ bị các vấn đề di truyền?
Em bé của bạn có thể có nguy cơ cho một số bệnh lý nhất định có tính gia đình. Xơ nang sợi và bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là ví dụ về các bệnh di truyền cho bé. Những bệnh lý này không phải do bất cứ điều gì bạn làm trong thai kỳ. Cần thông báo cho bác sĩ về các yếu tố nguy cơ của bạn để thực hiện các xét nghiệm sàng lọc là cần thiết.