MangYTe

Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước nguy cơ hạn mặn lịch sử

(MangYTe) - Số liệu quan trắc của Bộ NNPTNT cho thấy, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã xuất hiện sớm hơn so với mùa khô năm 2015 - 2016, ở mức độ gay gắt và sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian còn lại của mùa khô. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Mục lục

Trên lưu vực sông Mê Kông, năm 2019 - 2020 thuộc năm ít nước, lưu lượng về ĐBSCL bị  thiếu hụt nghiêm trọng so với  trung bình nhiều năm (TBNN), thậm chí thấp hơn cả năm 2015 - 2016 (năm xuất hiện xâm nhập mặn kỷ  lục). Điển hình, mực nước bình quân từ đầu mùa khô đến nay tại trạm Kratie (thuộc Campuchia) đạt 6,67 m, thấp hơn 1,43 m so với trung bình nhiều năm (TBNN), và thấp hơn 0,5 m so với cùng kỳ năm 2016.

Dung tích trữ Biển Hồ (Campuchia) đến trung tuần tháng 2/2020 ước khoảng 1,9 tỷ m3, giảm khoảng 35,7 tỷ m3 so với thời  điểm cao nhất (ngày 1/10/2019), thấp hơn TBNN khoảng 3,6 tỷ m3, thấp hơn cùng kỳ năm 2016 gần 30 triệu m3. Đây là nguyên nhân chính gây xâm nhập mặn sớm, sâu và kéo dài trong mùa khô năm 2019 - 2020.

 Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long rất gay gắt 

Thực tế, xâm nhập mặn đã xuất hiện ở mức cao đột biến từ tháng 12/2020, ranh mặn 4 g/lít ở các cửa sông Cửu Long sâu nhất đến 57 km (Sông Hàm Luông), sâu hơn trung bình nhiều năm (TBNN) là 24 km, sâu hơn năm 2015 là 17 km.

Trong tháng 1/2020, xâm nhập mặn đã tăng cao trong thời gian từ ngày 6 -13/1/2020 với ranh mặn 4g/lít  ở  vùng 2 sông Vàm Cỏ (Vàm cỏ Đông, Vàm cỏ Tây) từ 82 - 85 km, sâu hơn năm 2016 từ 18 - 20km; vùng cửa sông Cửu Long từ 45 - 66km, sâu hơn năm 2016 từ 6 - 17 km; vùng ven Biển Tây lớn nhất 48km, sâu hơn năm 2016 là 6 km.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, xâm nhập mặn đang trong thời gian lên cao (từ ngày 8 - 16/2/2020) theo kỳ triều cường giữa tháng 1 âm lịch. Đây là đợt xâm nhập mặn cao nhất từ đầu mùa khô đến nay với ranh mặn 4 g/l tại các cửa sông đạt cao nhất.

Cụ thể, vùng 2 sông Vàm Cỏ: Phạm vi từ 100 - 110km, sâu hơn TBNN  từ 20 - 22 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 từ 4 - 6 km. Vùng cửa sông Cửu Long: sông Cổ Chiên 68 km, Hàm Luông 75 km và sông Hậu 66 km, sâu hơn TBNN từ 20 - 30 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 từ 3 - 10 km. Vùng ven biển Tây trên sông Cái Lớn: 61 km, sâu hơn TBNN khoảng 12 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 5 km.

Trong thời gian  tiếp theo của mùa khô, ở vùng các cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn được nhận định còn tiếp tục lên cao theo các kỳ triều cường. Dự kiến từ cuối tháng 3/2020, xâm nhập mặn sẽ giảm dần do các hồ chứa thượng nguồn tăng  lưu  lượng xả nước như  tương  tự một số năm gần đây. Ở vùng các sông Vàm Cỏ và sông Cái Lớn, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao đến hết tháng 4/2020.

Đáng chú ý, các cơ quan chức năng nhận định, trong trường hợp cực đoan, thời gian thiếu mưa kéo dài kết hợp với việc sử dụng và khai thác tài nguyên nước trong lưu vực (tăng sử dụng nước trên các dòng nhánh và trữ nước tại các đập Trung Quốc) sẽ làm cho tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn mùa khô năm 2015 – 2016 (năm xuất hiện xâm nhập mặn kỷ lục).

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/dong-bang-song-cuu-long-dung-truoc-nguy-co-han-man-lich-su-365645.html)

Tin cùng nội dung

  • Dân Hà Nội: đi sơ tán vì mất nước sạch cả tháng trời
    Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Hà Nội “nóng” tại các quán giải khát vỉa hè
    Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Khác biệt thú vị giữa nóng Hà Nội và nóng Sài Gòn
    Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Hà Nội dừng chặt hạ cây xanh
    Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch Hà Nội: Không có chiến dịch chặt hạ 6.700 cây xanh
    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Hà Nội có hàng loạt tuyến phố hiến máu
    Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Địa chỉ phòng khám Nhi khoa ở Hà Nội?
    Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Ở Hà Nội mổ cắt sỏi mật ở đâu?
    Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Tạm giữ tài xế hất công an lên nắp capo ở Hà Nội
    Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Rớt nước mắt vì gia cảnh khốn cùng của Á khoa 29 điểm ĐH Y Hà Nội
    Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY