MangYTe

Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Đừng vội vứt những quả quất sau Tết, tận dụng nó để làm siro quất bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả nhà trong mùa dịch này

Quất có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, mùi vị thơm ngon, dù người lớn hay trẻ nhỏ cũng đều rất thích.
Mục lục

Quất là loại cây cảnh thường dùng để chưng trong dịp Tết, nhưng đồng thời nó cũng được nhiều người tin tưởng có khả năng chữa được rất nhiều bệnh vặt như cảm cúm, ho khan…

Khi hết Tết, mọi người có thể tận dụng quất để làm siro tăng cường sức đề kháng, hoặc đơn giản là làm mứt để dành ăn. Dù là làm gì đi chăng nữa, những thành phần trong quả quất có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người.

Những công dụng tuyệt vời của quả quất

Đừng vội vứt những quả quất sau Tết, tận dụng nó để làm siro quất bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả nhà trong mùa dịch này - Ảnh 1.

- Chống viêm

Quất rất giàu các hợp chất thực vật, bao gồm flavonoid, phytosterol, tinh dầu. Hàm lượng flavonoid cao trong quất có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả, có thể giúp chống lại bệnh tim và ngăn ngừa ung thư.

Phytosterol trong quất có thể giúp ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol trong máu. Ngoài ra, tinh dầu lưu lại hương thơm trên tay và không khí có tác dụng chống oxy hóa.

- Bệnh về đường hô hấp

Trong y học Trung Quốc và một số nước châu Á, quất được tin rằng có thể chữa cảm, ho và nhiều bệnh liên quan tới đường hô hấp. Trong khi đó, y học hiện đại phát hiện ra có một số hợp chất trong quất hỗ trợ rất tốt cho hệ thống miễn dịch.

Đừng vội vứt những quả quất sau Tết, tận dụng nó để làm siro quất bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả nhà trong mùa dịch này - Ảnh 2.

Quất có thể chữa được nhiều bệnh về đường hô hấp. Ảnh: Milkandbun

Dược tính của quất có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng điều khí, tiêu đờm giảm ho, có tác dụng phòng và chữa bệnh hen suyễn, viêm phế quản, thông cổ họng.

Nhiều người thích ăn quất bởi vị chua ngọt rất dễ chịu. Trong quất còn có nhiều vitamin, nếu ăn thường xuyên có thể giúp tăng khả năng chống rét, phòng chống cảm mạo. Ví dụ, dùng quất nhỏ và gừng hãm với nước sôi, hoặc sắc vỏ quất với nước và đường có thể ngăn ngừa cảm lạnh.

- Kiểm soát béo phì và các rối loạn liên quan

Các hợp chất thực vật trong quả quất có thể giúp chống lại bệnh béo phì và các bệnh liên quan, bao gồm cả bệnh tim và bệnh tiểu đường loại 2.

Chiết xuất từ quả quất rất giàu flavonoid neocriocitin và poncirin, giúp giảm thiểu sự phát triển kích thước tế bào mỡ. Nghiên cứu trước đây cho thấy, flavonoid poncirin đóng một vai trò trong việc điều hòa tế bào mỡ. Hơn nữa, nó còn giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói, cholesterol LDL (xấu) và chất béo trung tính.

- Bảo vệ tim mạch, huyết áp

Quất chứa vitamin P, một chất dinh dưỡng quan trọng giúp duy trì sức khỏe mạch máu và tăng cường độ đàn hồi của các mao mạch. Ngoài ra, nó còn giàu vitamin C, glycosid và các thành phần khác, giúp duy trì chức năng tim mạch, ngăn ngừa xơ cứng mạch máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, ổn định huyết áp và các bệnh khác. 80% lượng vitamin C trong quất tập trung ở vỏ, lên đến 200mg trên 100g.

Cách chế biến siro quất

Nguyên liệu

- 2 chén quất thái lát

- 3 cốc nước

- 1 cốc đường

Đừng vội vứt những quả quất sau Tết, tận dụng nó để làm siro quất bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả nhà trong mùa dịch này - Ảnh 3.

Siro quất rất ngon, rất dễ làm. Ảnh: Manusmenu

Cách thực hiện

Cắt quất thành từng lát mỏng theo chiều ngang, bỏ hạt, để sang một bên. Bọc hạt vào một chút vải thưa, buộc lại và cho vào nồi mứt. Cho 3 cốc nước và quất đã cắt lát vào, để như vậy trong 3-4 tiếng để một số pectin tiết ra.

Bật nồi và đun sôi hỗn hợp, nấu trong 35 đến 45 phút, thêm một chút nước nếu cần. Tại thời điểm này, mứt sẽ bắt đầu đặc lại. Bỏ gói hạt quất ra ngoài và thêm đường. Đun nhỏ lửa mứt thêm 5-10 phút cho đến khi mứt sệt lại thành dạng gel thì tắt bếp, để nguội, cho vào lọ, đậy nắp, bảo quản trong tủ lạnh.

Những điều cần chú ý khi ăn quất

1. Không nên uống sữa trước và sau khi ăn quất 1 tiếng, vì protein trong sữa sẽ đông lại khi gặp axit trong quất. Điều này sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa, đầy bụng, buồn nôn.

2. Không nên ăn nhiều quất trước bữa ăn hoặc khi bụng đói, vì các axit hữu cơ sẽ kích thích niêm mạc thành dạ dày, gây khó chịu.

3. Khi bị viêm họng, ngứa cổ, ho không nên cho đường khi uống trà quất, nếu cho nhiều đường sẽ tạo đờm.

4. Người tỳ vị hư nhược không nên ăn quá nhiều. Người bệnh đái tháo đường, sưng lợi cũng không nên ăn.

Theo Practicalselfreliance, Healthline, Kknews

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/dung-voi-vut-nhung-qua-quat-sau-tet-tan-dung-no-de-lam-siro-quat-bao-ve-suc-khoe-toan-dien-cho-ca-nha-trong-mua-dich-nay-2021021314565646.chn)

Tin cùng nội dung

  • 5 lợi ích sức khỏe tuyệt vời của gừng
    Gừng được sử dụng từ hàng ngàn năm như một phương Thu*c cho nhiều bệnh khác nhau
  • Ăn gì tốt cho người bị cảm lạnh?
    Mùa Đông đã đến, mang theo mầm mống của bệnh cảm lạnh. Vì vậy, bạn nên ăn thường xuyên những món dưới đây để phòng ngừa và chữa trị căn bệnh này nhé!
  • Chữa ho hiệu quả nhờ các loại củ, quả
    Thời tiết ẩm ương của mùa đông miền bắc rất dễ khiến người lớn, trẻ nhỏ bị viêm họng và ho. Hãy tham khảo các cách chữa ho dân gian dễ làm dưới đây nhé.
  • Vitamin và tác dụng phòng ngừa cảm lạnh ở người cao tuổi
    Một nghiên cứu của Hoa Kỳ cho thấy, dùng vitamin hằng ngày làm giảm tới một nửa nguy cơ bị cảm lạnh và các bệnh thông thường khác.
  • Ðối phó với cảm lạnh
    Cảm lạnh là bệnh thường gặp do thay đổi thời tiết khi nóng - lạnh đột ngột.
  • Làm cách nào để phân biệt giữa cảm lạnh và viêm mũi dị ứng?
    Có nhiều điểm chung về triệu chứng nên nhiều người bay bị nhầm lẫn cảm lạnh và viêm mũi dị ứng. Thế nhưng hai bệnh này lại khác về bản chất và do đó, phương pháp điều trị cũng khác nhau.
  • Mẹo đơn giản phòng cảm lạnh
    Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Cạo gió chữa cảm lạnh
    Cạo gió là phương pháp chữa bệnh cảm lạnh trong dân gian đã có từ lâu đời. Khi có bệnh người ta thấy thân thể mệt mỏi rã rời nếu được cạo gió sẽ thấy tinh thần sảng khoái và dễ chịu khác thường
  • Bài Thuốc chữa ho do cảm lạnh
    Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Năm thực tế về cảm lạnh
    Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY