MangYTe

Yoga hôm nay

Hướng dẫn tự tập yoga chữa thận yếu tại nhà

Thực hiện những động tác yoga chữa thận yếu không chỉ giúp điều hòa chức năng thận, mà còn thanh lọc cơ thể, giảm căng thẳng và cải thiện hệ miễn dịch.
Mục lục

bên cạnh việc sử dụng Thu*c, bạn có thể luyện tập yoga chữa thận yếu ngay tại nhà. không chỉ giúp điều hòa chức năng thận, yoga còn hỗ trợ thanh lọc cơ thể, giảm căng thẳng và cải thiện hệ miễn dịch.

Tác dụng của yoga đối với người thận yếu

Thận yếu là tình trạng rối loạn hoặc suy giảm chức năng thận. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết của cơ thể mà còn tác động tiêu cực đến nhiều cơ quan khác.

Ngoài chức năng bài tiết, thận còn giữ vai trò thanh lọc máu, điều tiết hormone, duy trì huyết áp và cân bằng nội môi,… Vì vậy khi chức năng thận suy giảm, cơ thể phải đối mặt với nhiều triệu chứng như tiểu nhiều lần, mệt mỏi, giảm chức năng S*nh l*, cao huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh gout, tiểu đường,…

Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp điều trị chuyên sâu, bạn có thể luyện yoga ngay tại nhà để cải thiện chức năng thận.

Yoga là bộ môn luyện tập hình thành từ rất lâu đời. Bộ môn này không chỉ buộc người luyện tập phải hoạt động cơ thể mà còn phải điều hòa hơi thở và tâm trí.

Vì tác động đến toàn bộ cơ thể nên yoga không chỉ giúp cải thiện xương khớp, duy trì vóc dáng mà còn tăng cường lưu thông máu, điều tiết căng thẳng và tác động đến chức năng của nhiều cơ quan.

Yoga là bộ môn có rất nhiều động tác. Bạn nên dựa vào mục đích tập luyện và thể trạng để lựa chọn những động tác thích hợp.

Những động tác yoga chữa bệnh thận yếu tác động chủ yếu đến vùng hông, bụng và đùi. các cơ quan này có mối liên hệ mật thiết với hoạt động của đường tiết niệu. bằng cách thư giãn các cơ xung quanh, yoga có thể kích thích khả năng co bóp và điều hóa hoạt động của thận.

Các động tác yoga chữa bệnh thận yếu dành cho người mới bắt đầu

1. Salamba Bhujangasana

Tư thế Salamba Bhujangasana giúp củng cố cấu trúc cột sống thắt lưng, kích thích hoạt động của các cơ quan nội tạng và tiết niệu. Bên cạnh đó, tư thế này còn cải thiện lưu thông máu và giảm căng thẳng.

Thực hiện:

    Nằm sấp trên mặt sàn, trán và mu bàn chân áp sàn

Tư thế này không thích hợp với phụ nữ đang mang thai, người bị chấn thương cổ tay, xương sườn hoặc vừa mới phẫu thuật bụng.

2. Ardha Matsyendrasana

Thực hiện tư thế Ardha Matsyendrasana giúp kích thích thận và gan, đồng thời cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, tư thế này còn nâng cao độ dẻo dai cho cột sống, điều hòa phổi và tăng lưu lượng oxy cho cơ thể.

Thực hiện:

    Ngồi thẳng lưng, hai chân thẳng và áp sát sàn nhà

Tư thế này khá nhẹ nhàng và phù hợp với hầu hết mọi đối tượng.

3. Bhujangasana

Tư thế Bhujangasana kích thích các cơ quan bên trong cơ thể, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Ngoài ra, tư thế này còn giảm căng thẳng lên thận, giúp hạn chế tình trạng rối loạn chức năng và đi tiểu nhiều lần.

Thực hiện:

    Nằm sấp trên sàn nhà, mu bàn chân,lòng bàn tay và trán tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn

Nếu có vấn đề về cột sống, bạn nên thận trọng khi thực hiện động tác này.

4. Paschimottanasana

Tư thế Paschimottanasana có tác dụng xoa bóp, kích thích các cơ quan ở vùng bụng và xương chậu. Thực hiện đều đặn sẽ giúp điều tiết hoạt động thận, giảm rối loạn tiêu hóa và giảm các cơn đau lưng.

Thực hiện:

    Ngồi thẳng lưng, hai chân đặt sát và chạm sàn, tay thả lỏng

5. Naukasana

Tư thế Naukasana kích thích hoạt động của thận và cơ quan ở vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, tư thế này còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện khả năng tiêu hóa và hoạt động của xương khớp.

Thực hiện:

    Năm ngửa, hai chân đặt sát nhau, hai tay thả lỏng

Không thực hiện tư thế Naukasana nếu bạn bị huyết áp thấp, đau nửa đầu, hen suyễn hay gặp các vấn đề về tim mạch.

6. Ustrasana

Tư thế Ustrasana giúp kích thích và tăng cường lưu lượng máu đến thận. Điều này sẽ giúp thận cải thiện khả năng hoạt động và loại bỏ những độc tố từ bên trong cơ thể.

Thực hiện:

    Qùy thẳng người trên sàn, hai chân dang rộng bằng hông

7. Pawanmuktasana

Tư thế Pawanmuktasana giúp giải phóng áp lực lên thận, giảm tắc nghẽn và cải thiện chức năng thận.

Thực hiện:

    Nằm ngửa trên sàn, hai chân đặt sát và hai tay thả long

8. Balasana

Balasana là tư thế rất quen thuộc trong bộ môn yoga. Tư thế này dễ thực hiện nhưng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thực hiện Balasana thường xuyên giúp giảm căng thẳng, tăng tuần hoàn máu cho cơ quan nội tạng và thận.

Thực hiện:

    Dùng đầu gối và hai chân giữ cơ thể khỏi mặt sàn

Để đạt được kết quả tốt khi luyện tập yoga, bạn cần duy trì những động tác này trong một thời gian dài. bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý. các động tác yoga chữa thận yếu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. vì vậy bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh trường hợp bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu.

Nếu bạn mắc bệnh lý về xương khớp, phổi, tim, hoặc những vấn đề sức khỏe đặc biệt, hãy tham khảo chuyên viên vật lý trị liệu trước khi thực hiện những động tác được đề cập trong bài viết.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/yoga-chua-than-yeu)

Tin cùng nội dung

  • Những cách chữa bệnh đau dạ dày tại nhà hiệu quả
    Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Lấy máu xét nghiệm tại nhà từ 70.000 đồng
    Chào Mangyte, cha mẹ chúng tôi ở Việt Nam, đều trên 75 tuổi. Tôi muốn thỉnh thoảng thử máu kiểm tra sức khỏe cho các cụ. Xin hỏi ở TPHCM có nơi nào nhận lấy máu tại nhà không? Chi phí cho 1 lần lấy máu là bao nhiêu? Trân trọng cảm ơn.
  • Em từ miền Tây lên TPHCM khám bệnh, nhờ Mangyte hướng dẫn
    Xin chào các bác sĩ Mangyte, Em ở phà Vàm Cống tỉnh Đồng Tháp. Em xin được tư vấn của bác sĩ như sau: Mẹ em bị áp huyết cao, bị đau nửa đầu, đi khám uống Thu*c đã hết nhưng bây giờ lại đau nhức tay chân, lúc nào cũng nóng rát, nhức mỏi như có kiến cắn ở chân, có lúc lại sưng tấy đỏ cả chân lên, đi đứng rất khó khăn, nhất là khi ngồi xuống đứng lên.
  • TPHCM có dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ tại nhà cho bệnh nhân ung thư không?
    Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi muốn khám chữa bệnh tại nhà thì đăng ký ở đâu?
    Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Ở đâu có dịch vụ xét nghiệm tại nhà?
    Hai hôm nay tôi bị sốt, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu mà tôi chưa sắp xếp công việc để đi được. Xin hỏi ở Hà Nội có dịch vụ xét nghiệm tại nhà không? Nếu có thì chi phí ra sao? Cảm ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Hải Đăng - nguyenhai…@gmail.com)
  • Dịch vụ “Giao Thuốc cho bệnh nhân tại nhà” 20-30 ngàn đồng/lượt
    Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Hướng dẫn cách xử lý khi bị Nghẹt thở
    Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Hướng dẫn cách Sơ cứu khi bị sốt
    Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Dịch vụ Khám bệnh tại nhà
    Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY