MangYTe

Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Trẻ em dưới 5 tuổi chỉ nên uống sữa, nước và nước trái cây nguyên chất

Các tổ chức y tế và dinh dưỡng hàng đầu khuyến cáo trẻ em dưới 5 tuổi chỉ nên uống sữa mẹ, sữa bột, nước, sữa tươi và nước trái cây 100%.
Mục lục

Các tổ chức y tế và dinh dưỡng hàng đầu khuyến cáo trẻ em dưới 5 tuổi chỉ nên uống sữa mẹ, sữa bột, nước, sữa tươi và 100%. Các sản phẩm thay thế sữa từ thực vật cùng với sữa có hương vị, đồ uống có đường và đồ uống có hàm lượng calo thấp là những món cần tránh.

Các chuyên gia của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng, Học viện Nha khoa Nhi khoa, Học viện Nhi khoa và Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã đưa ra khuyến nghị trên sau một nghiên cứu do Healthy Eat Research, một tổ chức nghiên cứu về dinh dưỡng, dẫn đầu. Bác sĩ Natalie Muth, đại diện Học viện Nhi khoa Mỹ, nói rằng trẻ em học thích các hương vị ở độ tuổi rất sớm, cỡ 9 tháng tuổi và sở thích này có thể kéo dài suốt từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành. Đó là lý do tại sao dạy trẻ ăn uống lành mạnh rất quan trọng, hướng dẫn về thức uống này sẽ giúp phụ huynh thực hiện.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng trẻ em dưới 1 tuổi chỉ nên dùng sữa mẹ và sữa công thức (sữa bột). Cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa bò có thể khiến trẻ có nguy cơ bị chảy máu đường ruột. Lý do là sữa bò có quá nhiều prôtêin và khoáng chất mà quả thận non nớt của bé chưa thể xử lý tốt. Nhưng sau khi bé tròn 1 tuổi, sữa bò trở thành nguồn cung cấp quan trọng các chất dinh dưỡng gồm prôtêin, canxi, vitamin A, D, B3 (niacin), B12, kali, phốt pho và riboflavin. Theo khuyến nghị, trẻ em dưới 2 tuổi nên tránh thêm đường, nên các loại sữa tăng cường hương vị như sôcôla hoặc dâu tây (thường có thêm đường) không mang lại lợi ích dinh dưỡng gì.

Bên cạnh đó, giới chuyên gia còn cho biết các sản phẩm thay thế sữa từ thực vật không bổ dưỡng bằng sữa mẹ hoặc sữa động vật (bò, dê, cừu), mà đôi khi còn chứa thêm đường. Sữa đậu nành là sản phẩm sữa thực vật duy nhất được công nhận có thể thay thế sữa. Một lưu ý dành cho các phụ huynh là các loại sữa không đường và tăng cường hương vị không bắt nguồn từ sữa động vật có thể là một lựa chọn tốt nếu trẻ bị dị ứng sữa - chứng không dung nạp lactose, một loại đường trong sữa.

Các chuyên gia cũng nhắc rằng những loại thức uống có đường như nước ngọt, nước trái cây và đồ uống có hương vị trái cây... cung cấp ít hoặc không có lợi ích dinh dưỡng. Tuy nhiên, nước ép trái cây 100% thì được khuyến nghị nên cho trẻ uống, khi trẻ trên 1 tuổi. Tốt nhất là trẻ nên ăn trái cây tươi vì loại này chứa hàm lượng chất xơ cao hơn nước trái cây nguyên chất.

Ngoài ra, nước nên được xem là thức uống giải khát, với liều lượng có thể thay đổi tùy theo thời tiết, mức độ hoạt động và lượng chất lỏng mà trẻ nhận được từ sữa, trái cây và thực phẩm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/tre-em-duoi-5-tuoi-chi-nen-uong-sua-nuoc-va-nuoc-trai-cay-nguyen-chat-a113512.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy trong ung thư trẻ em
    Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Tìm hiểu bệnh Khó nuốt ở trẻ em
    Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Buồn nôn và nôn trong ung thư trẻ em
    Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư ở trẻ em
    Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn ở trẻ em
    Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ em
    Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em
    Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu ở Trẻ em
    Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em
    Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em
    Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY