MangYTe

Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp: Nguy cơ lây lan từ người lớn

Trước tình trạng diễn biến phức tạp của bệnh tay chân miệng, trong đó có nhiều ca biến chứng nặng, Bộ Y tế mới đây đã yêu cầu các cơ sở y tế cần phân loại và chuyển tuyến phù hợp để không chuyển nặng, tử vong.
Mục lục

Khoảng 50% người lớn mắc bệnh nhưng không có triệu chứng

Sáng 23/6, pgs.ts nguyễn thị liên hương - thứ trưởng bộ y tế đã họp trực tuyến về phòng chống bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng với 20 tỉnh khu vực phía nam.

Theo báo cáo của các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An…, tỷ lệ ca mắc trên 100.000 dân cao so với năm trước và so với trung bình 5 năm vừa qua. Đây cũng là những tỉnh có tỷ lệ ca nặng cao.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương thăm các bệnh nhi mắc tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Bộ Y tế.Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương thăm các bệnh nhi mắc tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Bộ Y tế.

Theo pgs.ts tăng chí thượng - giám đốc sở y tế tp hcm, bệnh tay chân miệng đang ghi nhận hơn 2.000 ca mắc mới ở khu vực phía nam, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. trong đó, đã có 5 ca tử vong xác định do chủng enterovirus 71 (ev71), 2 trường hợp tử vong khác.

Bên cạnh đó, hiện thống kê dựa trên số ca mắc bệnh nặng nhập viện, còn số ca nhẹ chưa thống kê có thể cao hơn nhiều. trong đó, số ca mắc tay chân miệng chủng ev71 chiếm ưu thế. đặc biệt phân độ tay chân miệng hiện chưa được báo cáo rõ ràng, 81% ca bệnh ở tp hcm chưa được phân bổ lâm sàng, gây ảnh hưởng đến đánh giá lâm sàng, xác định xu hướng bệnh tật.

Đáng nói, có khoảng 50% người lớn mắc bệnh nhưng không có triệu chứng, đây là nguồn lây quan trọng nhưng vì không có triệu chứng nên rất dễ lây sang trẻ em. Nhiều trường hợp khác cũng mắc bệnh nhưng biểu hiện không rõ ràng. Do vậy, cần lưu ý đưa chẩn đoán quan tâm phát hiện sớm, trẻ nhập viện sớm phòng biến chứng, tử vong.

Chủ động phòng tránh

Còn GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đánh giá, tình hình bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết đều có chiều hướng diễn biến phức tạp. Nếu không kiểm soát nghiêm ngặt thì số ca nặng sẽ tăng cao.

Chuyên gia nói thêm, phần lớn ca mắc và chuyển nặng đều là trẻ em, nhưng người lớn cũng là nguồn lây quan trọng, trong khi nhiều người không có triệu chứng nên khó lòng kiểm soát. do vậy, ngoài điều trị thì các địa phương cần phải có biện pháp tuyên truyền, điều trị dự phòng ở các cơ sở y tế tư nhân, địa phương, mở rộng giáo dục cho người dân về ý thức phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm.

Nói về các giải pháp cho tình hình hiện tại, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, trước đó Bộ đã có những văn bản hướng dẫn cụ thể, kinh phí mua thiết bị y tế, thuốc điều trị cũng đã phân bổ về các địa phương.

Thứ trưởng đề nghị các tỉnh, địa phương khẩn trương ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh. Khi đã có kế hoạch, nếu chưa hoặc đang trình phê duyệt, đề nghị tham mưu, đề nghị UBND tỉnh khẩn trương phê duyệt kinh phí để triển khai.

Các tỉnh thành phố cần tăng cường theo dõi, tập trung xử lý đảm bảo chất lượng, phân tích tình hình dịch, có giải pháp kịp thời, tuỳ theo tình hình và địa phương.

Thứ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế phải tổ chức tổ phân tuyến điều trị, phân luồng khám chữa bệnh; tuyến trên phải tăng cường tập huấn, giám sát chặt chẽ, thực hiện phòng lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế. Phát hiện sớm dịch bệnh, truyền thông tại cộng đồng, tại trường học để phòng dịch.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/benh-tay-chan-mieng-dien-bien-phuc-tap-nguy-co-lay-lan-tu-nguoi-lon-5721314.html)

Tin cùng nội dung

  • Thông tin tham khảo về dinh dưỡng trong ung thư người lớn
    Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Phòng chống bệnh tay-chân-miệng bằng thảo dược
    Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Thể dục và người lớn tuổi
    Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
  • Suyễn ở trẻ em
    Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ em
    Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em
    Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh tay chân miệng
    Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
  • Thiếu máu ở Trẻ em
    Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em
    Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em
    Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY