I. Định nghĩa:
Viêm phế quản mạn tính là tình trạng tăng tiết dịch nhầy của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt (khoảng 3 tuần lễ), ít nhất 3 tháng trong một năm và ít nhất là 2 năm liền.
II. Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi:
Những nguyên nhân trực tiếp hoặc góp phần làm cho bệnh phát triển dễ dàng phải kể đến:
- Khói Thu*c lá, Thu*c lào.
- nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với bụi vô cơ, hữu cơ như công nhân mỏ than, công nhân luyện kim, thợ cán bông.
- Không khí bị ô nhiễm.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp tái diễn.
- Cơ địa dị ứng, khí hậu ẩm ướt, nhiều sương mù, tuổi cao, nam giới, điều kiện sống thấp kém cũng là những yếu tố làm cho bệnh phát triển.
III. Triệu chứng:
1. Triệu chứng lâm sàng:
- viêm phế quản mạn là bệnh của người có tuổi ( >50 tuổi ) phần lớn là bệnh của nam giới có nghiện Thu*c lá, Thu*c lào. bệnh bắt đầu từ lúc nào khó biết, khi bệnh đã rõ các triệu chứng sau:
- Ho và khạc đờm: Thờng ho và khạc đờm về buổi sáng, đờm nhầy, trong, dính hoặc đờm có màu xanh, vàng đục như mủ, lượng đờm trong 24 giờ khoảng 200 ml. Mỗi đợt ho và khạc đờm kéo dài khoảng 3 tuần lễ thường vào những tháng mùa đông, đầu mùa thu.
- đợt cấp của viêm phế quản mạn: thỉnh thoảng bệnh lại vượng lên một đợt cấp do bội nhiễm, trong đợt cấp gặp những triệu chứng sau:
+ Ho khạc đờm có mủ.
+ Khó thở giống như cơn hen phế quản.
+ Sốt thường sốt nhẹ và vừa, ít khi có sốt cao.
+ Nghe phổi: Có ran rít, ran ngáy, ran ẩm.
Bệnh nhân dễ bị Tu vong trong đợt cấp do suy hô hấp cấp.
2. Cận lâm sàng:
- Chụp X quang phổi có thể thấy những biểu hiện gián tiếp của giãn phế nang.
- Xét nghiệm máu: Trong đợt cấp số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng tăng.
- Xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn gây bệnh. Chú ý tìm BK.
- Thăm dò chức năng hô hấp thường thấy giảm.
IV. Tiến triển và biến chứng:
1. Tiến triển:
Lúc đầu bệnh nhẹ, bệnh nhân không để ý vì không ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt.
Bệnh tiến triển từ từ trong 5 – 10 - 20 năm. Trong quá trình tiến triển có biến chứng sau.
2. Biến chứng:
- Bội nhiễm phổi: Viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi.
- Giãn phế nang.
- Suy hô hấp cấp.
- Suy tim phải là biến chứng cuối cùng.
V. Điều trị và phòng bệnh:
* Điều trị trong đợt cấp:
- Dẫn lưu đờm theo tư thế kết hợp vỗ rung lồng ngực.
- Cho các Thu*c loãng đờm.
- Cho Thu*c giãn phế quản nếu có dấu hiệu co thắt phế quản: Theophylin, salbutamol, Diaphylin.
- Cho cocticoit để chống phù nề và giảm tiết dịch.
- Cho kháng sinh chống nhiễm khuẩn: Ampixilin, Gentamixin.
* Phòng bệnh:
- Tránh những yếu tố kích thích đường hô hấp: Đặc biệt Thu*c lá, Thu*c lào.
- Có biện pháp bảo hộ lao động cho những người tiếp xúc với môi trờng có nhiều khói bụi như công nhân làm ở hầm mỏ.
- Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
- Những người dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cần được tiêm phòng cúm vào mùa đông và mùa thu.