Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
trầm cảm sau sinh: Cơ sự tại đâu?
Sau khi sinh con, rất nhiều bà mẹ trẻ rơi vào tình trạng trầm cảm với các biểu hiện như dễ bị kích động, cáu giận, hay khóc, không làm chủ được bản thân…
Về mặt sinh học,
trầm cảm sau sinh là do thay đổi lượng nội tiết tố Sinh d*c trong máu. Còn về mặt tâm lý, sinh con là một “sự kiện” lớn trong đời. Người phụ nữ lúc mang thai đang là trung tâm của chồng và gia đình, nhưng khi con ra đời đã “chiếm” vị trí đó. Từ chỗ được mọi người quan tâm, nay trở thành người phải chăm sóc em bé. Ngoài ra, sau sinh, nhịp sống của người phụ nữ cũng bị thay đổi theo giờ giấc của đứa trẻ làm cho bà mẹ mất ngủ, mệt mỏi, uể oải, dễ cáu gắt. Những bà mẹ ít hoặc không có kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh sẽ gặp vô vàn khó khăn, đặc biệt khi bé bị ốm.
Việc bà mẹ trẻ là công nhân viên chức, được nghỉ làm sau sinh cũng mang đến những thay đổi lớn. Đang có nhiều bạn bè, đồng nghiệp để chia sẻ, trò chuyện, nay phải ở nhà một mình, không thể tâm sự cùng ai, khiến cho những bức xúc khó được giải tỏa.
Sự thiếu quan tâm chăm sóc của những thành viên trong gia đình, đặc biệt là người chồng cũng trở thành nguyên nhân khiến phụ nữ dễ rơi vào trạng thái suy sụp, mất cân bằng. Đáng sợ hơn, chứng
trầm cảm sau sinh còn dẫn đến sự lãnh đạm, không duy trì được đời sống chăn gối của hai vợ chồng.
Trầm cảm sau sinh: Đối phó ra sao?
Giải pháp tốt nhất để đối phó với chứng
trầm cảm sau sinh là ngay từ thời kỳ mang thai, cả người mẹ và người cha tương lai cần học cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Việc này sẽ giúp họ không gặp khó khăn khi chăm sóc trẻ và tạo điều kiện cho con yêu được khỏe mạnh, mặt khác, đây còn là cơ hội để người chồng thể hiện sự quan tâm của mình đối với vợ con. Bên cạnh đó, hai vợ chồng cũng cần thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ công việc gia đình với nhau.
Chứng
trầm cảm sau sinh thường tự khỏi. Nhưng sau một thời gian, nếu không thuyên giảm, thậm chí nặng lên thì bà mẹ trẻ cần đi khám ở chuyên khoa tâm thần để bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp. Hoặc ngay khi cai sữa cho trẻ, các bà mẹ nên sử dụng một số sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên giúp cải thiện chứng trầm cảm, lo âu, căng thẳng.
Võ Lê