MangYTe

Chẩn đoán và điều trị y học tuổi già hôm nay

Nguyên lý chung trong y học tuổi già

Những yếu tố bất thường đó cộng với sự suy giảm dự trữ ổn định nội môi họ dễ bị thương tổn bệnh lý ở một số cơ quan trong cơ thể
Mục lục

Đặc điểm nổi bật nhất trong quá trình lão hóa của cơ thể là sự thu hẹp tuần tiến dự trữ ổn định nội môi của mọi hệ thống trong cơ thể. Sự giảm sút này là tình trạng thu hẹp nội môi từ tuổi 30 trở đi và tiến triển dần theo tuyến tính. Tuy nhiên cũng có đôi chút khác biệt giữa từng cá thể. Mỗi cơ quan của một hệ thống suy giảm một cách độc lập với các cơ quan của hệ thống khác và chịu ảnh hưởng của dinh dưỡng, môi trường và lối sống.

Nhận xét chung là những cá thể ngày càng khác biệt nhau khi tuổi càng cao, nhưng cũng không theo một mô hình cố định nào. Tuy nhiên nếu có sự suy sụp đột ngột ở bất cứ một hệ thống nào trong cơ thể thì thường là do bệnh tật chứ không phải là "sự lão hóa bình thường". Lão hóa bình thường có thể bị đảo lộn do các yếu tố nguy hại (như tăng huyết áp, nghiện Thu*c lá, lối sống tĩnh tại). Tuổi già hoàn toàn khỏe mạnh như lúc còn trẻ là hiện tại ít thấy ở người già không có bệnh tật, sự suy giảm dự trữ đảm bảo hằng định nội môi thường không có biểu lộ bằng triệu chứng lâm sàng gì và thường cũng không đòi hỏi chế độ sinh hoạt kiêng khem gì qúá chặt chẽ. Nói ngắn ngọn người ta thường nói "người già bị ốm là vì họ có bệnh chứ không phải do họ già".

Hy vọng sống hiện nay trung binh là 17 năm ở tuổi 65; 11 năm ở tuổi 75; 6 năm ở tuổi 85; 4 năm ở tuổi 90 và 2 năm ở tuổi 100. Ở giai đoạn đầu của tuổi già, không có sự suy yếu đáng kể; chỉ có 30% người trên 85 tuổi có sự giảm sút trong sinh hoạt hàng ngày và chỉ có 20% phải nằm tại các trại dưỡng lão. Như vậy nhìn bề ngoài những người già phần đông có vẻ bình thường khi không ốm đau nhưng họ vẫn có suy giảm dự trữ đảm bảo ổn định nội môi.

Cùng với tuổi tác gia tăng, một số cá thể dễ mắc một số bệnh, dễ bị tác dụng phụ khi dùng Thu*c. Những yếu tố bất thường đó cộng với sự suy giảm dự trữ ổn định nội môi họ dễ bị thương tổn bệnh lý ở một số cơ quan trong cơ thể. Sự hiểu biết về những yếu tố nguy hại là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi một cách có hiệu quả hơn, chú ý thích đáng đến người ở lứa tuổi 70 - 80.

Những nguyên lý sau đây cần được nắm vững.

Nguyên lý thứ nhất

Bệnh ở người cao tuổi thường gây tổn thương ở những cơ quan xung yếu nhất của cơ thể vì các cơ quan xung yếu thường khác nhau giữa các cá thể nên bệnh cảnh lâm sàng thường không luôn luôn điển hình. Ví dụ không đầy một phần tư người già bị cường giáp trạng có đầy đủ tam chứng cổ điển (bưốu cổ, run tay, lồi mắt) nhưng trái lại có rất nhiều cụ chắc chắn là có cường giáp trạng nhưng chỉ có biểu hiện rung nhĩ, lú lẫn, trầm cảm, ngất hoặc suy nhược, vì vậy nếu chỉ dựa vào tam chứng cổ điển sẽ chẩn đoán bệnh sai. Ở tuổi già cơ quan xung yếu, mắt xích yếu nhất thường là não, đường tiết niệu, hệ tim mạch, cơ xương khớp; mặt khác một số biểu hiện lâm sàng lại có nhiều nguyên nhân khác nhau (như lú lẫn, trầm cảm, ngã, đại tiểu tiện không tự chủ, ngặt...) cho nên khi xác định bệnh phải có diện chẩn đoán phân biệt tương đối rộng, đề phòng bỏ sót bệnh. Một nguyên nhân, một tổn thương tại một cơ quan lại có thể có biểu hiện lâm sàng khác nhau. Từ triệu chứng suy ra nguyên nhân hoặc tổn thương ở một cơ quan nhất định, không rõ rệt và dễ dàng như ở người trẻ. ví dụ, khác với người trẻ, lú lẫn cấp tính ở bệnh nhân già ít khi do một tổn thương mới ở não, rối loạn tiểu tiện ít khi do tổn thương ở bàng quang, ngã ít khi là do bệnh thần kinh, ngất do một bệnh ở tim.

Nguyên lý thứ hai

Do các cơ chế bù trừ bị suy giảm, bệnh của người già thường bộc lộ ngay từ giai đoạn sớm. Ví dụ, suy tim có thể nhanh chóng xuất hiện khi chỉ mới có cường giáp trạng ở mức độ nhẹ; rối loạn về nhận thức sớm xuất hiện khi Alzheimer mới ở mức độ nhẹ; rối Ịoạn tiểu tiện đã có ngay khi u tuyến tiền liệt mớì ở giai đoạn đầu; hôn mê tăng thẩm thấu không toan xeton đã có thể gặp khi mới có rối loạn dung tạp glucose mức độ nhẹ. Vì vậy, mới nghe có vẻ nghịch lý là việc điều trị bệnh ở người cao tuổi trong một số trường hợp có thể dễ hơn ở người trẻ tuổi vì bệnh mới ở giai đoạn đầu mặc dầu biểu lộ có thể nặng hoặc rầm rộ, Một khía cạnh khác cũng cần lưu ý là các tác dụng phụ của Thu*c có thể xẩy ra ngay với liều thấp, trong lúc bình thường không gặp ở người trẻ hơn. Ví dụ như diphenhydramin (một chất kháng cholin nhẹ) có thể gây lú lẫn; Thu*c lợi niệu nhẹ có thể gây tiểu tiện không tự chủ; digoxin có thể gây trầm cảm trong khi nồng độ trong huyết thanh vẫn ở mức bình thường cho phép; một chất tác dụng giống thần kinh giao cảm có thể gây bí tiểu tiện ở người già có bệnh u tuyến tiền liệt.

Nguyên lý thứ ba

Do có nhiều cơ chế đảm bảo ổn định nội môi cũng đồng thời bị rối loạn nên có một số biểu hiện đáp ứng với điều trị và những kết quả điều trị đó lại tác động tốt đến toàn thân, ví như suy giảm nhận thức trong bệnh Alzheimer có thể nặng lên do nghe và nhìn không rõ, do trầm cảm, suy tim, rối loạn điện giải, thiếu máu. Điều trị các yếu tố này có thể cải thiện được khả năng nhận thức, làm nhẹ bớt bệnh Alzheimer trong lúc hiện nay chưa có cách điều trị đặc hiệu căn bệnh này. Cũng như vậy, tiểu tiện không tự chủ thường nặng lên khi có rối loạn về phân hoặc do Thu*c dùng, do đái nhiều, do viêm khớp. Điều trị các yếu tố đó có thể cải thiện được tiểu tiện không tự chủ.

Nguyên lý thứ tư

Nhiều dấu hiệu có thể là bất thường (bệnh lý) ở người trẻ lại tương đối phổ biến ở người già và không nên coi là triệu chứng của một bệnh thực thể. Ví dụ phát hiện có vi khuẩn trong nước tiểu, ngoại tâm thu, tỷ trọng chất khoáng trong xương thấp, giảm dung nạp glucose, tăng tần suất co bóp bàng quang... những biểu hiện đó chưa hẳn đã là do bệnh gây nên. Nhận định sai sẽ dẫn đến xử trí sai. Ví dụ, khi phát hiện vi khuấn trong nước tiểu có thể nghĩ là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu và vì thế không tìm kiếm thêm nguyên nhân của sốt của một bệnh nhân già, bỏ sót một bệnh cấp tính nguy hiểm. Lú lẫn ở người già có thể gán cho một bệnh tinh thần kinh và do đó không tìm thêm nguyên nhân khảc, vi dụ đường huyết cao, thiếu máu cũng có thể có những biểu hiện tương tự.

Nguyên lý thứ năm

Vì các triệu chứng gập ở người già thường do nhiều nguyên nhân nên chẩn đoán không nên quá giản đơn. Ví dụ một bệnh nhân có tập hợp triệu chứng "sốt, thiếu máu, tắc mạch võng mạc, tiếng thổi ở tim", thầy Thu*c dễ có phản xạ chẩn đoán ngay là viêm nội tâm mạc. Điều đó có thể đúng ở người trẻ. Nhưng ở người già lại có thể do mất máu khi dùng aspirin, tắc mạch do cholesterol, xơ cứng động mạch chủ hay một bệnh do virus ở người già. Vì vậy không nên chỉ hướng độc nhất về một chẩn đoán mà phải nghĩ đến có nhiều khả năng khác. Điều này đòi hỏi phải thăm khám tỷ mỷ, có kiến thức khá rộng, có kinh nghiệm.

Hơn nữa ngay khi đã chấn đoán đúng, việc điều trị một bệnh duy nhất ở người già không chắc đã có kết quả. Ví dụ một người trẻ có tiểu tiện không tự chủ do tăng co bóp bàng quang có thể điều trị kết quả bằng Thu*c thư giãn bàng quang. Nhưng ở người già, hiện tượng đó có thể liên quan đến táo bón do dùng nhiều Thu*c ức chế trung tâm thần kinh; cũng có thể do ít vận động vì có viêm khớp... Nếu không đồng thời giải quyết các yếu tố đó, việc điều trị đơn thuần tiểu tiện không tự chủ sẽ không có kết quả; Trái lại cũng có trường hợp chỉ loại trừ táo bón, hạn chế sử dụng các Thu*c dễ có tác dụng phụ, chữa viêm khớp, lại phục hồi được tiểu tiện bình thường không cần phải dùng Thu*c thư giãn bàng quang. Chính vì không lưu ý đến đặc điểm này mà nhiều người đã sử dụng nhiều Thu*c chẳng những không có hiệu quả mà còn gây nhiều tác dụng không mong muốn, có hại.

Nguyên lý thứ sáu

Hậu quả của bệnh tật dễ thấy hơn ở người già so với người trẻ. Cũng vỉ vậy tác dụng điều trị và phòng bệnh cũng đáng kể ở người già, có khi còn hơn ở người trẻ. Ví dụ luyện tập, dùng Thu*c tiêu huyết khối, Thu*c chẹn beta sau khi bị nhồi máu cơ tim, cũng có kết quả tốt như đối với người trẻ. Nhiều trường hợp điều trị tăng huyết áp, tiêm chủng chống cúm còn cho kết quả rõ rệt hơn so với người trẻ. Việc phòng bệnh cần được coi trọng và có chỉ định rất rộng rãi. Ví dụ, ai cũng biết trong loãng xương việc làm tăng tỷ trọng xương rất khó thực hiện nhưng đề phòng gẫy xương lại có thể làm được bằng cách hạn chế đến mức tối đa các yếu tố gây ngã, xử trí các rối loạn thăng bằng, luyện tập cho các cơ bắp được vững hơn, dinh dưỡng hợp lý, loại trừ các Thu*c có hại, cải thiện môi trường sống.

Tdm lại, phòng và chữa bệnh ở người già đòi hỏi phải có quan điểm toàn diện, không chỉ có quan tâm đơn thuần đến bộ phận bị bệnh. Những nguyên lý trên xuyên suốt các phần trình bày sáu của chương này.

Bảng. Những biến đổi liên quan đến tuổi tác và hệ quả của chúng

Cơ quan

Biến đổi S*nh l* theo tuổi

Hậu qủa liên quan đến tuổi

Hậu quả do bệnh không do tuổi

Toàn thân

Ứ mỡ cơ thể. Giảm nước toàn thân.

Tăng phân bố Thu*c hòa tan trong mỡ. Giảm phân bố Thu*c hòa tan trong nước.

Béo phì. Chán ăn.

Mắt và tai

Viễn thị. Đục thủy tinh thể. Giảm thính lực với tàn số cao.

Giảm điều tiết mắt. Tăng nhạy cảm vói ánh sáng. Khó phân biệt các từ khi nghe.

Mù. Điếc.

Nội tiết

Giảm hằng định glucose, giảm thanh thải và sản xuất Thyroxin. Tăng ADH, giảm rénin aldosteron - giảm testosteron.

Tăng glucose máu phản ứng cấp tính. Giảm T4 do thiểu năng giáp - Thưa xương (osteopenia).

Đái tháo đưòng. Rối loạn chúc năng giáp. Giảm Na tăng K . Bất lực, liệt dương. Nhũn xương, gẫy xương.

Hô hấp

Giảm độ đàn hồi và tăng dộ xơ cứng thành ngực.

Giảm thông khí và tưới máu, giảm PaO2.

Khó thở. Tình trạng thiếu oxy.

Tim mạch

Giảm đàn hồi thành mạch, tăng huyết áp tâm thu, dầy thất trái. Giảm đáp ứng với beta adrenergic. Giảm nhậy của thụ thể áp lực. Giảm tính tự động nứt xoang nhĩ.

Giảm huyết áp khi có mất nưốc hoặc không co bóp nhĩ. Giảm lưu lượng tim khi có stress. Giảm huyết áp tư thế đứng khi mất nưóc mất máu.

Ngất. Suy tim. Nghẽn tim.

Dạ dày - Ruột

Giảm chức năng gan. Giảm độ toan dạ dày. Giảm vận dộng dại tràng. Giảm chúc năng hậu môn trực tràng.

Chuyển hóạ một số Thu*c bị chậm lại. Giảm hấp thụ calcl khi dạ dày rỗng. Táo bón.

Xơ gan. Loãng xương. Thiếu hụt B12 ứ dọng phân. Đại tiện không tự chủ.

Hệ máu và Miễn dịch

Giảm dự trữ tủy, giảm chức năng tế bào T. Tăng tự kháng thể.

Faise dáp ứng âm tính với PPD. Faise dương tính vỏi yếu tố dạng thấp, tự kháng thế kháng nhân.

Thiếu máu. Bệnh tự miễn.

Thận

Giảm mức lọc cầu thận. Giảm cô dặc - pha loãng (xem thêm phần nộl tiết).

Giảm thải một số Thu*c. Đáp ứng chậm với hạn chế hoặc quá tảl muối và dịch. Đái đêm.

Tăng creatinln huyết tương dương hoặc giảm Na .

Sinh d*c - tiết niệu

Teo niêm mạc *m đ*o, niệu đạo. Phì dại tuyến tiền liệt. Giảm co bóp bàng quang.

Giao hợp đau - vi khuẩn niệu. Tăng dung tích nước tiểu ứ đọng.

UTI triệu chứng tiểu tiện không tụ chù. BÍ tiểu tiện. Ung thư tuyến tiền liệt.

Cơ xương

Giảm khối nạc cơ thể. Giảm tỷ trọng xương.

Giảm sức lực. Giảm chất xương.

Suy giảm chức năng; gãy cổ xương đùi.

Thần kinh

Teo não bộ. Giảm tổng hợp catechol não. Giảm tổng hợp dopaminergic não. Giảm phản xạ thăng bằng. Giảm giấc ngủ, pha 4.

Quên lành tính tuổi già. Dáng di cứng đờ. Tăng đung đưa toàn thân. Dậy sớm, mất ngủ.

Sa sút trí tuệ. Hoang tưởng. Trầm cảm - Parkinson. Ngã. Ngừng thở khi ngủ.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantuoigia/nguyen-ly-chung-trong-y-hoc-tuoi-gia/)

Chủ đề liên quan:

tuổi già y học tuổi già

Tin cùng nội dung

  • 6 hệ luỵ của tuổi già
    Thoái trào là quy luật tự nhiên trong quá trình phát triển của cơ thể con người. Thời gian gần đây, vấn đề mãn dục nam được lưu tâm nhiều hơn.
  • Tuổi già của cha mẹ không đợi chúng ta!
    Cuộc sống bận rộn khiến con cái không còn nhiều thời gian quan tâm đến cha mẹ một cách sâu sắc và thiết thực.
  • 5 điều quan trọng cần biết liên quan đến tuổi già
    HIểu biết về tuổi già sẽ giúp chúng ta luôn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
  • Thoái hóa hoàng điểm tuổi già
    Thoái hoá hoàng điểm tuổi già (viết tắt từ tiếng Anh - AMD) là nguyên nhân gây mù hàng đầu đối với người trên 50 tuổi ở các nước phát triển và là nguyên nhân gây mù quan trọng ở các nước đang phát triển.
  • Khi người ta sợ tuổi già
    Do những hoàn cảnh nhất định, một số người có biểu hiện sợ tuổi già một cách bất thường và dai dẳng, mà y văn gọi là chứng sợ tuổi già (gerascophobia). Những người này sợ một cách thái quá dù đang trong tình trạng khỏe mạnh và no đủ về vật chất.
  • Tìm hạnh phúc trong tuổi già – tại sao không?
    Nhiều người trong chúng ta quen nghĩ về tuổi già theo kiểu “tuổi xế chiều” – hết thời xuân xanh cũng đồng nghĩa mất đi sức khỏe, tuổi già phải sống chung với nỗi lo đau ốm triền miên.
  • Già ơi… chào bạn!
    Già là gì? Trời ạ, câu hỏi tưởng dễ òm mà hóa ra rất khó trả lời cho chính xác. Một buổi mai thức dậy thấy lưng nhức mỏi, bước xuống giường một bên gối hơi đơ, nhìn vào gương soi thấy những vết nhăn nhúm. Già rồi đó sao?...
  • Một tuổi già hạnh phúc!
    Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng tinh thần chứ không phải sức khỏe quyết định phần lớn đến cảm giác viên mãn ở người cao tuổi.
  • 7 cách ứng phó với tuổi già
    Quá trình lão hoá và tuổi già là quy luật tất yếu của tự nhiên. Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra sớm hay muộn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ngoài yếu tố di truyền, môi trường sống và thói quen lành mạnh cũng góp phần rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự lão hoá và tiến trình tuổi già.
  • Dinh dưỡng về già khác thời trẻ thế nào?
    Con người sống được nhờ ăn. Thức ăn cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động và tu bổ những hao mòn đảm bảo cho các chức năng của cơ thể được hoạt động bình thường.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY