MangYTe

Tin tức hôm nay

Tin tức

Trì hoãn đi khám vì đại dịch, nhiều người phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn

Tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư gia tăng thời gian gần đây. Đặc biệt, vì lo sợ nhiễm Covid-19 không dám đi khám bệnh, có không ít trường hợp khi phát hiện mắc ung thư thì đã ở giai đoạn muộn, không còn cơ hội điều trị căn bệnh.
Mục lục

Bệnh nhân tăng gấp rưỡi, bác sĩ tiếc nuối vì nhiều trường hợp tới muộn

Từ đầu tháng 4 đến nay, số bệnh nhân đến khám tại trung tâm y học hạt nhân và ung bướu, bệnh viện bạch mai tăng đột biến.

Bác sĩ phạm cẩm phương, giám đốc trung tâm y học hạt nhân và ung bướu, bệnh viện bạch mai cho biết, sau dịch bệnh covid-19, số bệnh nhân tăng gấp rưỡi so với thời điểm covid-19, đặc biệt nhóm người giai đoạn muộn cũng tăng lên.

“Trung bình mỗi ngày khoảng 20-40 bệnh nhân nhập viện mới. Hiện Trung tâm có hơn 300 giường nên đã rơi vào tình trạng quá tải, bệnh nhân phải nằm ghép”, bác sĩ Phương cho hay.

Các bệnh nhân tới khám tại trung tâm chủ yếu gặp những bệnh lý về ung thư gan, phổi, đại trực tràng, dạ dày, vú…

Bác sĩ Phương tiếc nuối cho biết, trong số lượng bệnh nhân tới khám tăng gần đây, điều đáng buồn nhất là khi có nhiều người đã ở giai đoạn muộn: khối u kích thước lớn và đã di căn hạch, di căn não, di căn xương, di căn phổi, di căn gan.

Bệnh nhân H.T.H. (72 tuổi, ở Quảng Ninh) phát hiện mình sút cân, nuốt nghẹn trong đúng đợt đỉnh dịch cuối năm 2021. Chủ quan nghĩ bệnh nhẹ nhàng và lo sợ dịch bệnh, bệnh nhân không đi khám.

Cuối tháng 3 tình trạng nuốt nghẹn tăng dần, bệnh nhân chỉ ăn được cháo mà không ăn được cơm, kèm theo sút 8kg. bệnh nhân đến bệnh viện bạch mai khám và phát hiện khối u 1/3 dưới thực quản đã chiếm gần hết lòng chu vi thực quản, kèm theo có tổn thương di căn hạch cổ trái.

Một trường hợp khác là chị n.t.h., (46 tuổi, hà nội) có cảm giác đau ngực phải khoảng 1 năm nay, nhưng cũng vì tâm lý e ngại dịch bệnh nên không đi khám. hai tuần nay, chị tự sờ thấy khối ở vùng cổ phải, khối này cứng và tăng dần kích thước, thỉnh thoảng đau tại khối này. chị đã đến bệnh viện bạch mai khám bệnh và được bác sĩ chẩn đoán ung thư phổi phải di căn phổi, di căn hạch, di căn tuyến thượng thận.

Bệnh nhân được chụp X-quang tầm soát ung thư.

Mắc bệnh viêm gan B mạn tính nhưng một năm qua không đến viện tái khám định kỳ do sợ mắc Covid-19, bệnh nhân T.T.Th. (47 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) bỏ qua cảm giác đau tức vùng hạ sườn phải, ăn kém, khó chịu. Cho tới gần đây, bệnh nhân thấy đau bụng, mệt mỏi, chán ăn mới tới viện khám.

Kết quả siêu âm và chụp chiếu cho thấy bệnh nhân bị ung thư gan trên nền viêm gan B, xơ gan. Kích thước khối u đã 13x14cm, kèm theo huyết khối tĩnh mạch cửa, men gan tăng cao. Trường hợp này chỉ còn chỉ định điều trị triệu chứng, bác sĩ Phương nói.

Một trường hợp khác, bác H.T.Kh. (62 tuổi, ở Hà Nội), xuất hiện ợ hơi, ợ chua khoảng 1 năm nay. Gần đây đau bụng tăng lên kèm bụng chướng, bệnh nhân đi khám bệnh và đã được chẩn đoán: ung thư dạ dày di căn hạch ổ bụng, di căn phúc mạc.

Bệnh nhân đến quá muộn. Chúng tôi chỉ điều trị bằng hóa chất mà không còn cơ hội để điều trị phẫu thuật cắt đoạn dạ dày và vét hạch, nghĩa là không còn cơ hội điều trị triệt căn bệnh”, bác sĩ Phương chia sẻ.

Khám muộn sẽ làm mất cơ hội can thiệp bệnh lý từ sớm

Có rất nhiều bệnh nhân đến viện muộn, khi đó các bác sĩ không thể can thiệp được gì hơn. Trong khi đó, nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư phổi, đều có thể kéo dài tuổi thọ nhờ những tiến bộ kỹ thuật mới nhất trong chẩn đoán và điều trị.

Theo bác sĩ Phương, điều trị ung thư sẽ bao gồm nhiều giai đoạn: phẫu thuật, hóa chất, xạ trị và gần đây có thêm phương pháp điều trị đích và điều trị miễn dịch.

Tùy từng giai đoạn bệnh, loại mô bệnh học, thể trạng của người bệnh và điều kiện kinh tế mà sẽ có các phương pháp điều trị riêng cho mỗi cá thể người bệnh. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật. Ở giai đoạn muộn hơn thì cần phẫu thuật phối hợp hóa trị, xạ trị. Ở giai đoạn muộn, bệnh đã di căn thì được điều trị toàn thân như hóa trị, đích và miễn dịch…

“Nhờ phương pháp chẩn đoán sớm và sự tiến bộ trong điều trị, bệnh nhân có cơ hội kéo dài thời gian sống hơn. Trước đây, bệnh nhân nếu di căn não thường chỉ sống 3-6 tháng nhưng nhờ máy móc thiết bị hiện đại, điều trị đích, điều trị miễn dịch… bệnh nhân có thể kéo dài 3-4 năm, có người 7-8 năm. Chúng tôi đã điều trị được cho những trường hợp điều trị ngoạn mục như vậy dù khi đến với chúng tôi họ đã ở giai đoạn muộn”, bác sĩ Phương nói.

Mọi người nên khám sức khỏe định kỳ, tầm soát sớm các bệnh lý ung thư.

Để phòng tránh bệnh lý ung thư, bác sĩ Phương khuyến cáo mọi người cần phải có lối sống lành mạnh.

“Chúng ta cần có kiến thức về các yếu tố có hại cho sức khỏe để hạn chế ăn thực phẩm chứa hóa chất độc hại, nấm mốc, Thu*c trừ sâu. Nên ăn nhiều rau và hoa quả, tăng cường vận động tập thể dục tránh béo phì.

Nếu gia đình có tiền sử có người mắc ung thư vú, đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư gan thì nên tầm soát phát hiện sớm định kỳ các bệnh lý này. Trẻ em nên tiêm phòng vaccine đầy đủ tránh nhiễm vi khuẩn, virus gây ung thư như virus viêm gan B, virus gây u nhú ở người (HPV) để giảm thiểu nguy cơ ung thư gan, ung thư cổ tử cung”, bác sĩ Phương nói.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/tri-hoan-di-kham-vi-dai-dich-nhieu-nguoi-phat-hien-ung-thu-o-giai-doan-muon-698586/)

Tin cùng nội dung

  • Lá thư Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến gửi một bệnh nhân ung thư
    Những điều Cháu viết trong thư cũng chính là những điều đang làm cho Cô và nhiều đồng nghiệp rất day dứt trên góc độ những nhà quản lý.
  • Thư gửi Bộ trưởng của một bệnh nhân ung thư
    Tôi tin là bộ trưởng đã vi hành đến các khoa ung bướu ở khắp đất nước và hiểu điều tôi nói. Sự bất công trong tiếp cận điều trị ung thư, thăm khám y tế luôn xảy ra ở nước nghèo, đang phát triển không chỉ ở Việt Nam. Nỗi đau và bi kịch xảy ra hàng giờ, hàng phút ...
  • Bảo vệ bệnh viện Bạch Mai trả lại bọc tiền nhặt được
    Đang làm nhiệm vụ, anh Thành phát hiện một bọc tiền bị rơi tại khoa khám bệnh bệnh viện Bạch Mai và đã tìm chủ nhân của số tiền trên để trả lại.
  • TPHCM có dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ tại nhà cho bệnh nhân ung thư không?
    Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Táo bón ở bệnh nhân ung thư
    Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi ở bệnh nhân ung thư
    Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Khô miệng ở bệnh nhân ung thư
    Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn
    Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Chế độ dinh dưỡng và lối sống của những bệnh nhân ung thư
    Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Vitamin và các chế phẩm bổ sung cho bệnh nhân ung thư
    Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY