MangYTe

Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Ăn thế nào giúp phòng ngừa bệnh tim mạch?

Có nhiều biện pháp giúp phòng ngừa chủ động bệnh tim mạch, trong đó dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng.
Mục lục
Vậy chế độ ăn như thế nào sẽ giúp bạn phòng ngừa có hiệu quả căn bệnh này?

Chế độ ăn nào giúp phòng ngừa bệnh tim mạch?

Cho tới nay, đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về các chế độ ăn khác nhau và nguy cơ bị bệnh tim mạch, trong đó, tập trung chủ yếu vào bốn loại chế độ ăn sau:

Chế độ ăn ít chất béo (Low-Fat Diets): Làm tăng nhu cầu nạp carbohydrate để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể nên vẫn là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Liệu chế độ ăn có giúp phòng ngừa mỡ máu và béo phì - hai yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch hay không. Tuy nhiên, 3 nghiên cứu trên phụ nữ của Mỹ được công bố trên tạp chí JAMA năm 2006 đã kết luận rằng chế độ ăn ít chất béo không ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh tim mạch.

Chế độ ăn Địa Trung Hải (Mediterranean Diet): Chế độ ăn Địa Trung Hải được cho là có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Điểm đáng lưu ý là chế độ ăn Địa Trung Hải làm giảm tỷ lệ Tu vong do tất cả các nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân Tu vong do tim mạch. Một nghiên cứu can thiệp ở Tây Ban Nha đã kết luận rằng chế độ ăn Địa Trung Hải đi kèm với dầu olive làm giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch trên các đối tượng nghiên cứu có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

Chế độ ăn ít tinh bột (Low-Carbohydrate Diets): Kết quả của các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn ít tinh bột giúp giảm lượng triglycerides (TG) và tăng lượng HDL-cholesterol (HDL-C) (cholesterol có lợi). Không chỉ thế chế độ ăn ít tinh bột còn giúp giảm cân nặng, hạ huyết áp và các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, tuy nhiên ảnh hưởng này có dài hạn hay không thì vẫn chưa rõ. Nghiên cứu so sánh giữa ba chế độ ăn cho thấy chế độ ăn ít tinh bột là hiệu quả nhất trong việc giảm cân, giảm lượng triglycerid và tăng lượng HDL-C, so với chế độ ăn ít chất béo và chế độ ăn Địa Trung Hải.

Chế độ ăn ngăn ngừa tăng huyết áp (DASH Diet): Chế độ ăn DASH là một chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau, ít chất béo hoặc không có chất béo. Nó cũng bao gồm ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, gia cầm, các loại hạt và đậu. Nó chứa nhiều chất xơ và mức chất béo từ thấp đến trung bình. So với chế độ ăn thông thường, chế độ ăn DASH làm giảm được huyết áp tâm trương và tâm thu ở những bệnh nhân tăng huyết áp. Chế độ ăn này cũng giúp cải thiện chức năng hệ thần kinh đối giao cảm, chức năng mạch máu và giảm lưu lượng thất trái trên những bệnh nhân béo phì bị tăng huyết áp. Các kết quả này tăng lên đáng kể khi những bệnh nhân trên theo chế độ ăn DASH vừa giảm cân vừa tăng các hoạt động thể lực. Kết hợp giữa chế độ ăn DASH với thay đổi lối sống (giảm cân, tập thể dục, hạn chế nghiêm ngặt lượng natri và rượu) ở bệnh nhân tăng huyết áp làm giảm được huyết áp, cải thiện chức năng hệ thần kinh đối giao cảm, giảm lưu lượng thất trái của tim trên những bệnh nhân béo phì kèm tăng huyết áp.

Một số thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

Ngũ cốc nguyên cám và chất xơ: Nghiên cứu tiến hành trên những đối tượng bị bệnh mạch vành hoặc có nguy cơ cao bị bệnh mạch vành được bổ sung 56–85 g chất xơ/ngày trong 4-8 tuần cho thấy làm giảm lượng triglyceride và nồng độ cholesterol có hại (LDL-C). Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA), Hiệp hội dinh dưỡng tiết chế Hoa Kỳ và Hướng dẫn chương trình quốc gia về giáo dục cholesterole tại Hoa Kỳ (ATP III) cùng đi đến kết luận về lượng chất xơ trong chế độ ăn nên được tăng cường để phòng tránh các bệnh tim mạch.

Rau củ và hoa quả: Các bằng chứng về rau củ và hoa quả có liên quan đến giảm các nguy cơ cholesterol chỉ có các dữ liệu dịch tễ học. Phân tích gộp trên 9 nghiên cứu thuần tập chỉ ra nguy cơ mắc mỡ máu giảm đi 7% khi tiêu thụ thêm một khẩu khẩu phần hoa quả mỗi ngày. Người ta vẫn chưa chứng minh được những ảnh hưởng của việc tiêu thụ rau củ và hoa quả lên các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tiêu thụ rau củ và hoa quả có ảnh hưởng đến việc hạ huyết áp. Cơ chế của rau củ tác động đến sức khỏe vẫn chưa được chứng minh rõ ràng nhưng giả thuyết về chất chống oxy hóa và chất xơ được nhiều nhà khoa học ủng hộ. Rau củ và hoa quả cũng được coi là những thực phẩm có chứa ít calo, ít natri và giúp no lâu. Dù vậy, Hiệp hội tim mạch Mỹ vấn khuyến cáo nên nạp ít nhất khoảng 8 phần rau và hoa quả một ngày.

Trứng: Trong suốt 40 năm qua, rất nhiều người cho rằng ăn trứng sẽ làm tăng mỡ máu bởi trong trứng có chứa nhiều cholesterol. Mà chế độ ăn có nhiều cholesterol (mỡ máu) sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học đã khám phá ra rằng chế độ ăn có nhiều cholesterol nói chung và cholesterol trong trứng nói riêng có rất ít ảnh hưởng tới lượng cholesterol trong máu hay nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thực ra trứng là một nguồn dinh dưỡng hoàn hảo giàu vitamin và muối khoáng, protein trong trứng được coi là “protein” chuẩn, các chất béo trong trứng là chất béo đơn không bão hòa nên rất tốt cho sức khỏe.

Song hành với việc dùng những thực phẩm có lợi cho hoạt động của hệ tim mạch, bạn cũng cần tránh các thực phẩm làm hại đến hệ tim mạch. Các thực phẩm đó là các loại chứa nhiều cholesterol như mỡ động vật, phủ tạng động vật, thịt đỏ, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn... Các thực phẩm có hàm lượng muối cao như các loại bim bim, thịt hun khói, xúc xích, thịt, cá đóng hộp, thịt nguội, thịt nướng, dưa, cà, măng muối chua các loại... Nếu ăn nhiều những thực phẩm này không những gây bất lợi cho hệ tim mạch của bạn mà có khi còn dẫn đến nguy cơ mắc các loại ung thư nguy hiểm khác.

TS. BS. Phan Bích Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/an-the-nao-giup-phong-ngua-benh-tim-mach-n137916.html)

Tin cùng nội dung

  • Thận trọng dùng Thuốc chẹn canxi trong bệnh cao huyết áp, tim mạch
    Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Ngày Tết, người bệnh mạn tính ăn uống thế nào cho tốt
    Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH - Ăn uống lành mạnh để khống chế huyết áp
    Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn chay trường - Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết
    Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Thay đổi chế độ ăn uống của bạn: Hãy chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng
    Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Dinh dưỡng và sức khoẻ tinh thần
    Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở người cao tuổi
    Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai
    Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Dinh dưỡng trong quá trình mang thai
    Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng
    Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY