MangYTe

Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Người đã mắc sốt xuất huyết có bị lại?

Bất cứ một loại bệnh nhiễm trùng nào, sau mắc bệnh, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể giúp chống lại bệnh với tính miễn dịch được hình thành.
Mục lục
Trong sốt xuất huyết Dengue, sau mắc bệnh, cơ thể cũng có tính miễn dịch bảo vệ nhưng chỉ với loại týp virut bị mắc tương ứng. Mặc dù tính miễn dịch này khá bền vững nhưng virut Dengue gây bệnh có 4 týp khác nhau, do đó có thể bị mắc bệnh lần sau với các týp virut khác vì người có khả năng mắc sốt xuất huyết 4 lần với 4 loại týp virut Dengue.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm virut Dengue cấp tính do muỗi truyền và có thể gây thành dịch lớn. Theo các nhà khoa học, tại nước ta, bệnh dịch lưu hành ở một số địa phương ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ và vùng ven biển miền Trung. Tác nhân gây bệnh là virut Dengue thuộc nhóm Flavivirus, họ Flaviviridae với 4 týp huyết thanh được ký hiệu là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh được truyền từ người bệnh sang người lành qua trung gian của hai loại muỗi truyền bệnh Aedes aegypti và Aedes albopictus từ vết chích đốt máu. Tất cả mọi người từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn khi chưa có miễn dịch đặc hiệu đối với bệnh sốt xuất huyết Dengue đều có thể bị mắc bệnh. Sau khi khỏi bệnh sẽ được miễn dịch suốt đời đối với týp virut gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo đối với các týp virut Dengue khác. Nếu bị mắc bệnh lần thứ hai với týp virut khác thì bệnh nhân có thể sẽ bị nhiễm bệnh với mức độ nặng hơn và dễ xuất hiện tình trạng sốc sốt xuất huyết Dengue.

Với đặc điểm đã nêu trên, việc xét nghiệm huyết thanh và virut Dengue gây bệnh ở bệnh nhân rất cần thiết để ghi nhận các thông tin từ người bệnh. Thu thập bệnh phẩm của bệnh nhân với mẫu máu trong vòng 5 ngày kể từ ngày khởi phát bệnh để chẩn đoán xác định và định týp virut Dengue gây bệnh bằng cách phân lập virut và xác định vật liệu di truyền hoặc kháng nguyên. Những mẫu máu sau 5 ngày kể từ ngày khởi phát bệnh dùng để chẩn đoán xác định nhiễm virut Dengue bằng cách phát hiện kháng thể IgM. Thực tế có thể sử dụng thử nghiệm nhanh để sàng lọc trong chẩn đoán virut gây bệnh. Lưu ý phải gửi mẫu về Viện Vệ sinh dịch tễ hoặc Viện Pasteur để xác định týp virut Dengue lưu hành.

Song song với xét nghiệm phát hiện týp virut Dengue gây bệnh ở bệnh nhân, các Trung tâm Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ hoặc Viện Pasteur cũng cần thực hiện những xét nghiệm cần thiết để phát hiện và phân týp virut Dengue trên các mẫu muỗi được thu thập được từ thực địa nơi xảy ra dịch mà người bệnh đang cư trú để đối chiếu, so sánh.

Việc xác định týp virut Dengue gây bệnh sốt xuất huyết là một thông tin cần thiết nên cung cấp cho người bệnh, đồng thời khuyến cáo bệnh nhân mặc dù cơ thể có tính miễn dịch đối với týp virut Dengue này sau khi bị mắc bệnh nhưng nếu không thực hiện tốt những biện pháp phòng bệnh thì có thể bị mắc bệnh các lần sau đó do bị nhiễm týp virut Dengue khác với lần trước vì virut gây bệnh có đến 4 týp khác nhau. Nói một cách khác, mặc dù tính miễn dịch đối với bệnh sốt xuất huyết sau khi bị mắc bệnh khá bền vững, có khả năng lâu dài và suốt đời nhưng người bệnh có thể mắc bệnh đến 4 lần do nhiễm 4 týp virut Dengue gây bệnh khác nhau; mức độ mắc bệnh lần sau bao giờ cũng nặng hơn lần trước với nhiều nguy cơ bị thể bệnh lâm sàng sốc sốt xuất huyết đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, biện pháp phòng bệnh khi nào cũng hơn biện pháp chữa bệnh, biện pháp diệt bọ gậy, muỗi truyền bệnh để phòng bệnh khi nào cũng hơn biện pháp diệt muỗi trưởng thành.

BS. NGUYỄN VÕ HINH

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nguoi-da-mac-sot-xuat-huyet-co-bi-lai-n136351.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh nhiễm trùng huyết có nguy hiểm đến tính mạng không BS?
    Sau xét nghiệm dịch, BS kết luận chị em bị nhiễm trùng huyết. Em muốn hỏi bệnh của chị em có nguy hiểm gì đến tính mạng không?
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu - bệnh dễ Tu vong
    Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn (miễn dịch)
    Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • 5 việc giúp ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
    Vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Tiêu chảy nhiễm trùng dùng Thuốc gì?
    Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • Dấu hiệu bạn bị xuất huyết tiêu hóa
    Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đột quỵ do xuất huyết
    Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue
    Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát ITP
    Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Tránh nhiễm trùng tại nơi làm việc
    Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY