MangYTe

Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Thay đổi thói quen ăn uống: Thách thức “tưởng khó mà dễ” cho người đái tháo đường

Để kiểm soát đái tháo đường (ĐTĐ), 3 tiêu chí quan trọng nhất là: chế độ dinh dưỡng cân bằng, sử dụng Thu*c điều trị và tập thể dục thường xuyên.
Mục lục
Lúng túng khi điều chỉnh chế độ ăn: Trở ngại thường gặp của người ĐTĐ Việt Nam

Chỉ mới vài thập kỷ trước, nhiều người vẫn cho rằng ĐTĐ là cụm từ xa lạ, chỉ gặp ở số ít người cao tuổi. Thế nhưng hiện nay, tại hội thảo “Ngăn ngừa và Kiểm soát ĐTĐ trong cộng đồng” do Bộ Y Tế tổ chức vào tháng 4 năm 2016, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên cho biết: Số lượng người mắc ĐTĐ ở Việt Nam ước tính hơn 3 triệu người trong năm 2016. Trong 10 năm qua, tỷ lệ người ĐTĐ ở Việt Nam đã tăng 211%. Đối với người mắc ĐTĐ, điều quan tâm nhất là làm thế nào để kiểm soát được ĐTĐ không xảy ra biến chứng và duy trì cuộc sống khỏe mạnh, tiếp tục theo đuổi những việc mình yêu thích.

Trong 3 tiêu chí quan trọng để kiểm soát ĐTĐ, việc thay đổi thói quen ăn uống, xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng luôn là thử thách lớn với người ĐTĐ. Đến 91% người ĐTĐ cảm thấy lúng túng với việc này.

Bác sĩ Diệp Thị Thanh Bình, Phó chủ tịch hội Nội tiết đái tháo đường Việt Nam cho biết: “Rất nhiều người mắc ĐTĐ tìm đến tôi để “than thở” rằng họ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thèm ăn. Đang ăn 3 chén cơm mỗi bữa, giờ giảm xuống chỉ còn 1 chén khiến họ cảm thấy đói, không đủ năng lượng làm việc khác”.

Bác sĩ cũng cho biết, tâm lý thường thấy của người Việt Nam khi vừa biết mắc ĐTĐ là họ quá lo lắng, dẫn đến kiêng khem một cách vô cùng nghiêm ngặt và đột ngột nhằm ổn định đường huyết. Có nhiều người thích ăn món ngọt thì từ bỏ gần như hoàn toàn các món ăn yêu thích. Điều này dẫn đến không ít người ĐTĐ sụt ký nhiều, thiếu chất dẫn đến suy dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Đi tìm giải pháp dinh dưỡng cho người ĐTĐ Việt Nam

Tại một cuộc hội thảo gần đây, Tiến sỹ khoa học, Bác sỹ Osama Hamdy, Giám đốc Y Khoa của Chương trình nghiên cứu lâm sàng về béo phì tại trung tâm y khoa Joslin, Đai Học Y Khoa Havard, Mỹ cho biết:“Khi một người được chẩn đoán mắc đái tháo đường, điều đó không có nghĩa là họ phải dừng hoàn toàn việc thưởng thức các món ăn khoái khẩu của mình hoặc thay đổi thói quen ăn uống để áp dụng chế độ kiêng khem quá mức khiến bị mất cân bằng về dinh dưỡng”. Ông nhấn mạnh vào việc chế độ ăn cho người ĐTĐ vẫn cần phải đảm bảo các thành phần bột đường, đạm và chất béo hợp lý, quan trọng là các thành phần này cần được phân bổ theo một tỉ lệ và liều lượng phù hợp với người tiểu đường, để vừa giúp ổn định đường huyết vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể khỏe mạnh.

Nhiều bệnh nhân ĐTĐ hiện nay cũng có những “bí quyết” riêng vượt qua thử thách này, như trường hợp của anh Minh Quân.

Là một người mắc ĐTĐ hơn bốn năm anh Minh Quân (50 tuổi) trông vẫn rất phong độ và năng động, nhìn bề ngoài, không ai biết anh đang bị ĐTĐ. Anh cho biết, anh cũng từng trải qua cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, luôn áp lực “cân đong” lượng thức ăn hàng ngày. Những lúc ra ngoài ăn uống hoặc tham gia tiệc tùng cùng bạn bè thì luôn thường trực nỗi lo bị “tăng đường”. Tuy nhiên, thách thức về chế độ ăn uống đã được giải tỏa rất nhẹ nhàng khi anh sử dụng thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người ĐTĐ. Hàng ngày, anh ăn nhiều bữa nhỏ, tăng rau củ, giảm tinh bột, ăn vừa đủ đạm, béo, ưu tiên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp theo lời bác sĩ dặn, đặc biệt mỗi ngày anh bổ sung thêm 2 ly sữa Glucerna – thức uống dinh dưỡng chuyên biệt cho người ĐTĐ vào lúc 10h sáng và buổi chiều tầm 3 giờ. Hiệu quả thấy rõ khi anh không còn thấy đói hay thèm ăn, đường huyết luôn ổn định, cơ thể đủ năng lượng để làm việc và tập luyện thể dục mỗi ngày. Không chỉ riêng anh Minh Quân nhận thấy tác động tích cực của dinh dưỡng chuyên biệt trong việc cung cấp năng lượng và ổn định đường huyết cho người ĐTĐ.

Thực tế, tác động của công thức dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người ĐTĐ tuýp 2 trong việc kiểm soát đường huyết đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Gần đây nhất là kết quả nghiên cứu lâm sàng thực hiện trên 230 bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2 tại Malaysia, mới được công bố hồi tháng 6/2016 tại Hội Nghị Khoa Học Thường Niên của Hiệp Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ cho thấy: nhóm bệnh nhân có sử dụng 1-2 khẩu phần dinh dưỡng chuyện biệt dành cho người ĐTĐ (Glucerna® của Abbott) trong chế độ ăn hàng ngày đạt được mức chỉ số đường huyết HbA1c giảm đáng kể hơn so với nhóm không sử dụng (giảm 0.8% so với giảm 0.2%). Cả 2 nhóm này duy trì áp dụng chế độ tập luyện và tuân thủ điều trị bằng Thu*c.

Như vậy, bên cạnh việc tuân thủ điều trị và tập thể dục, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất thông qua các bữa ăn hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sỹ và bổ sung 1-2 lần sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt sẽ là cách lý tưởng để giúp người ĐTĐ có thể hòa nhịp dễ dàng cùng người khác trong mọi sinh hoạt của cuộc sống năng động bên ngoài.

Xuân Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thay-doi-thoi-quen-an-uong-thach-thuc-tuong-kho-ma-de-cho-nguoi-dai-thao-duong-n124163.html)

Tin cùng nội dung

  • Những thay đổi gây ra do đột quỵ
    Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Thay đổi khẩu vị ở trẻ ung thư
    Thay đổi khẩu vị không đúng gây cảm giác đau buồn nôn táo bón giảm nhu cầu ăn uống của trẻ. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu muốn thay đổi khẩu vị cho trẻ.
  • Xoay sở với những vấn đề ăn uống do phẫu thuật, xạ trị và hóa trị
    Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Thay đổi khẩu vị trong điều trị ung thư
    Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Tìm hiểu nguyên nhân bị Thay đổi vị giác
    Vị giác có thể phục hồi một phần hay hoàn toàn sau khi ngừng điều trị khoảng 1 năm. Súc miệng bằng nước súc miệng tự pha trước khi ăn giúp tăng vị giác
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống
    Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Ngày Tết, người bệnh mạn tính ăn uống thế nào cho tốt
    Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Chế độ ăn DASH - Ăn uống lành mạnh để khống chế huyết áp
    Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai
    Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Những thói quen ăn uống tốt cho sức khoẻ và răng miệng
    Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY